Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Hệ sinh thái tài chính hiện đại, cạnh tranh toàn cầu, thể chế đột phá

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế tại Việt Nam sẽ được xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9 lần này của Quốc hội. Trong phiên họp toàn thể tại hội trương diễn ra vào sáng 11/6, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của TTTC quốc tế.

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Hệ sinh thái tài chính hiện đại, cạnh tranh toàn cầu, thể chế đột phá- Ảnh 1.

Phó Thủ Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giới thiệu với các đại biểu Quốc hội về vai trò và ý nghĩa của TTTC quốc tế - Ảnh: VGP

Hội tụ đủ các điều kiện để xây dựng và phát triển TTTC

Đề cập đến nhận thức chung về TTTC, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, TTTC là "hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ tài chính tập trung tại một khu vực nhất định", quy tụ nhiều định chế tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính…) và các sàn giao dịch (chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa) cùng hệ thống dịch vụ hỗ trợ đa dạng.

Xây dựng TTTC là hình thành một khu vực có chính sách và khung pháp lý riêng, vượt trội, đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính và các dịch vụ phi tài chính liên quan kết nối với các TTTC quốc tế.

Mức độ phát triển và năng lực cạnh tranh của TTTC được đánh giá theo Chỉ số TTTC toàn cầu (GFCI) dựa trên 5 trụ cột: Môi trường kinh doanh; hệ sinh thái tài chính; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; uy tín, thương hiệu của thành phố.

Điều kiện xây dựng TTTC gồm điều kiện cần và điều kiện đủ. Cụ thể, về điều kiện cần đó là: Quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất; uy tín, hấp dẫn cộng đồng quốc tế; ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô; thể chế chính sách minh bạch; thị trường tài chính có tiềm năng; môi trường kinh doanh thuận lợi; quy mô nền kinh tế đủ lớn, tăng trưởng ổn định; khung pháp lý mở, theo chuẩn mực quốc tế; tính kết nối cao.

Về điều kiện đủ, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ sở hạ tầng đồng bộ; hệ sinh thái tài chính phát triển, có tính cạnh tranh và có hệ thống dịch vụ hỗ trợ đầy đủ.

"Đây là những điều kiện làm nên tính hấp dẫn của TTTC và chúng ta hội tụ đủ các điều kiện này để xây dựng và phát triển TTTC", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh và cho biết, thành viên của TTTC bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm; quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản; tổ chức vận hành hạ tầng thị trường (sở giao dịch chứng khoán, trung tâm thanh toán…); tổ chức công nghệ tài chính (fintech) và tổ chức kinh doanh tài sản số; tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tài chính; tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp các lĩnh vực khác tham gia hoạt động tại TTTC); tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo (vườn ươm khởi nghiệp, trung tâm nghiên cứu…); các chủ thể khác theo quy định.

Các sản phẩm dịch vụ của TTTC gồm: Cổ phiếu, trái phiếu (chính phủ, doanh nghiệp, trái phiếu công trình), chứng chỉ quỹ đầu tư; các công cụ phái sinh tài chính, như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi; công cụ đầu tư thay thế (quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng vệ…); dịch vụ quản lý quỹ đầu tư; sản phẩm bảo hiểm, tái bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng và ngoại hối (cho vay, tiết kiệm, quản lý tài sản…); sản phẩm tài chính xanh; tín chỉ carbon; dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) và sản phẩm tài sản số; các sản phẩm, dịch vụ khác theo nhu cầu thị trường.

Trên thế giới hiện có 119 TTTC. TPHCM được xem là 1 trung tâm trong số 119 TTTC thế giới.

Thu hút dòng vốn quốc tế, thúc đẩy kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng

Khẳng định sự cần thiết xây dựng TTTC tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng TTTC tại Việt Nam nhằm thu hút dòng vốn quốc tế, thúc đẩy kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Đồng thời tạo động lực thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hạ tầng giao thông, năng lượng và kinh tế số.

TTTC còn góp phần phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đẩy nhanh quá trình xây dựng các giải pháp quản lý tài sản số, phát triển công nghệ tài chính (fintech) mới và hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường tài chính trong thời đại mới.

Kết nối Việt Nam với thị trường tài chính toàn cầu, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín quốc gia; góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng "từ sớm, từ xa"; đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ tài chính quan trọng, đón đầu dòng vốn quốc tế và tận dụng cơ hội từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cường an sinh xã hội, tạo việc làm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; hình thành mạng lưới chuyên gia, nhà đầu tư tài chính lớn và trí thức hàng đầu đến Việt Nam.

Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương thông qua việc phát triển các dịch vụ tiện ích hiện đại. Hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Hệ sinh thái tài chính hiện đại, cạnh tranh toàn cầu, thể chế đột phá- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng cho biết, mục tiêu tổng quát xây dựng TTTC là huy động hiệu quả các nguồn lực và dịch vụ tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hệ sinh thái tài chính minh bạch, hiệu quả, hiện đại, tiên tiến, hình thành và phát triển thị trường cho các sản phẩm tài chính mới, bắt kịp xu hướng thị trường và các chuẩn mực quốc tế, kết nối toàn cầu - Ảnh: VGP

Phát triển các sản phẩm tài chính mới, bắt kịp xu hướng thị trường và các chuẩn mực quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, mục tiêu tổng quát xây dựng TTTC là huy động hiệu quả các nguồn lực và dịch vụ tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hệ sinh thái tài chính minh bạch, hiệu quả, hiện đại, tiên tiến, hình thành và phát triển thị trường cho các sản phẩm tài chính mới, bắt kịp xu hướng thị trường và các chuẩn mực quốc tế, kết nối toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể là thành lập TTTC quốc tế trong năm 2025, đặt tại 2 địa điểm là TPHCM và TP. Đà Nẵng. Phấn đấu đến năm 2035, TTTC quốc tế Việt Nam thuộc nhóm thứ 75 TTTC hàng đầu thế giới theo xếp hạng của GFCI (bao gồm tiêu chí về fintech) và đến năm 2045, vươn lên nhóm 20 TTTC hàng đầu thế giới.

Chủ trương xây dựng các TTTC ở TPHCM và Đà Nẵng đã được khẳng định trong Kết luận của Bộ Chính trị, trong đó, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh các quan điểm chỉ đạo lớn.

Cụ thể, đó là cơ chế, chính sách đột phá: Áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội (thể chế đột phá) so với quy định hiện hành để tạo năng lực cạnh tranh, đồng thời kèm theo cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp.

Thận trọng nhưng quyết liệt: Tiến hành từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, tránh bỏ lỡ thời cơ.

Đổi mới tư duy quản lý: Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; kiên quyết từ bỏ lối tư duy "không quản được thì cấm".

Tận dụng thời cơ: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể; nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay, không chờ theo thứ tự.

Phối hợp đồng bộ: Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phối hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về TTTC, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình đề ra.  

Nguồn lực sẵn sàng: Song song với việc xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách, TPHCM và Đà Nẵng phải chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Đây là điều kiện tiên quyết, then chốt…

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Hệ sinh thái tài chính hiện đại, cạnh tranh toàn cầu, thể chế đột phá- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu Quốc hội tích cực tham gia góp ý, bổ sung để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về TTTC quốc tế tại Việt Nam để chúng ta có chính sách thông thoáng, đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; sau đó là ủng hộ để Quốc hội thông qua Nghị quyết - Ảnh: VGP

Các yếu tố bảo đảm thành công của TTTC quốc tế tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng đề cập đến các yếu tố bảo đảm thành công của TTTC quốc tế tại Việt nam. 

Đó là, Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc xây dựng TTTC tại Việt Nam. Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt về việc xây dựng một TTTC quốc tế tại 2 địa điểm. 

Môi trường chính trị - xã hội ổn định, cơ sở để củng cố, nâng cao niềm tin của người dân và nhà đầu tư. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững; có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thị trường tài chính hiện đại. Triển vọng tăng trưởng khả quan nhờ môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. 

Vị trí địa kinh tế chiến lược, kết nối thuận lợi trong khu vực ASEAN và toàn cầu. Nhu cầu lớn về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng 2 con số; quy mô và chất lượng thị trường tài chính ngày càng tăng, sản phẩm dịch vụ đa dạng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm 6 chương và 35 điều và TTTC có 4 cơ quan quản lý bao gồm: Ban Chỉ đạo TTTC quốc tế do Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban; cơ quan điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp (trung tâm trọng tài quốc tế thuộc TTTC và tòa án chuyên biệt).

Các cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội của TTTC quốc tế tại Việt Nam gồm: Chính sách về sàn giao dịch; chính sách thuế và ưu đãi tài chính; chính sách bảo hiểm; chính sách về hạ tầng và đất đai; chính sách về nguồn nhân lực và thị thực;…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đại biểu Quốc hội tích cực tham gia góp ý, bổ sung để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về TTTC quốc tế tại Việt Nam để chúng ta có chính sách thông thoáng, cởi mở và đột phá, đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; sau đó là ủng hộ để Quốc hội thông qua Nghị quyết.

Đồng thời, khi Nghị quyết được thông qua và sau một thời gian vận hành hợp lý TTTC quốc tế tại Việt Nam sẽ tiến hành tổng kết Nghị quyết và đề nghị Quốc hội sớm banh hành luật về TTTC quốc tế tại Việt Nam.

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.