Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV là kỳ họp Quốc hội có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.


Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc trọng thể - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Xem xét, thảo luận, quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trên cơ sở thống nhất tại phiên họp trù bị, Quốc hội sẽ làm việc trong 37 ngày, chia thành 2 đợt, để xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Lập hiến - lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Về công tác lập hiến, lập pháp, Kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng "tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát thực tiễn".

Để triển khai nhiệm vụ này, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 với nhiều đổi mới trong phương pháp và quy trình thực hiện. Đặc biệt là sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân, làm căn cứ để Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để kịp thời công bố và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Với 54 dự án luật, nghị quyết thuộc công tác lập hiến, lập pháp, trong đó Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 34 dự án luật, 14 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 06 dự án luật khác, thuộc các lĩnh vực then chốt như: Tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng - an ninh, tư pháp, tài chính - ngân sách, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số...

Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét các báo cáo quan trọng của Chính phủ về: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phấn đấu tăng trưởng 8% năm 2025 và 2 con số trong các năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 16 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Dành 1,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Về giám sát tối cao, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. 

Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những lĩnh vực gắn bó mật thiết với đời sống Nhân dân và công tác quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2025, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026.

"Với những nội dung nêu trên, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững. Tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung cao độ, tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới, thảo luận sâu sắc, quyết định sáng suốt; cùng với các cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66 ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và ngày hôm qua Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng, nêu cụ thể về việc thực hiện Nghị quyết này", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.

Nguồn: baochinhphu.vn

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tin trong nước 1 ngày trước

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị Ảnh: VGP/Thu SaCùng tham gia đoàn có ông Nguyễn Long Hải, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Quảng Trị; ông Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các ban ngành tỉnh Quảng Trị.Thành cổ Quảng Trị, tháng 7/2025 - Ảnh: VGP/Thu SaThành Cổ Quảng Trị được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt, nơi được cả thế giới biết đến với cuộc chiến 81 ngày đêm đầy hào hùng của dân tộc trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1972. Suốt 81 ngày đêm lịch sử ấy, nơi đây trở thành chiến trường đẫm máu, từng viên gạch, từng tấc đất đều có phần máu thịt của những người lính. Thành cổ Quảng Trị được xem là "nghĩa trang không nấm mồ" cho tất cả những người lính đã hy sinh xương máu của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đến Thành cổ Quảng Trị; dâng hoa, thắp những nén hương thành kính tri ân các anh hùng liệt sĩ - Ảnh: VGP/Thu SaTại đây, Phó Thủ tướng và đoàn công tác kính cẩn dâng vòng hoa, dâng lễ và thắp những nén hương thành kính tri ân những người lính đã ra đi, hiến dâng tuổi thanh xuân và sinh mệnh để có được những ngày tháng hoà bình của cả dân tộc.Phó Thủ tướng dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaTiếp sau đó, trong không khí trang nghiêm và xúc động tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã dành phút mặc niệm, dâng hương, dâng hoa thể hiện lòng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.Phó Thủ tướng dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ đường gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaNằm trên vùng đồi tĩnh lặng, nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 là nơi yên nghỉ của 10.800 anh hùng liệt sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và trên đất Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Phó Thủ tướng thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sĩ đường gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaĐược xây dựng từ tháng 2/1975 và hoàn thành tháng 4/1977, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn quy tập gần 10.500 phần mộ các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn (còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh).Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác tưởng nhớ, thắp những nén hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn Ảnh: VGP/Thu SaThu Sa