Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Estonia, ngày 5/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Cảng Tallinn - một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic; thăm phố cổ Tallinn - di sản thế giới để tìm hiểu về lịch sử văn hoá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển bền vững.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm Cảng Tallinn - một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Chuyến thăm Estonia lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, logistics thông minh, cảng biển số.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 2.

Đại diện Cảng Tallinn giới thiệu với Thủ tướng và Phu nhân về hoạt động của cảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảng Tallinn là một trong những cửa ngõ hàng hải quan trọng bậc nhất của Cộng hòa Estonia, đồng thời là một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic. Với vị trí chiến lược ngay tại thủ đô Tallinn – trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Estonia, nằm bên bờ phía bắc của quốc gia, hướng ra Vịnh Phần Lan, Cảng Tallinn là một trung tâm trung chuyển hàng hải khu vực và là điểm kết nối thiết yếu giữa Tây Âu với các nước Baltic và khu vực Đông Âu; đóng vai trò trọng yếu trong giao thương quốc tế, vận tải hàng hóa và hành khách, cũng như trong việc phát triển du lịch và công nghiệp quốc phòng của Estonia.

Với đặc điểm vùng biển không bị đóng băng trong phần lớn thời gian của năm, Cảng Tallinn có thể hoạt động quanh năm mà không bị gián đoạn-một lợi thế quan trọng so với nhiều cảng biển khác trong khu vực Bắc Âu.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 3.

Cảng Tallinn là một trong những cửa ngõ hàng hải quan trọng bậc nhất của Cộng hòa Estonia, đồng thời là một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảng Tallinn gồm các cảng hành khách, tàu du lịch; cảng hàng hóa lớn nhất và hiện đại nhất ở Estonia, chuyên phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu; hai cảng chuyên dụng phục vụ công nghiệp ô tô, hàng hóa dạng rời và hàng hóa siêu trường siêu trọng; cảng xăng dầu…

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 4.

Thủ tướng và Phu nhân nghe giới thiệu về bản đồ phân bố tàu tại cảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảng Tallinn là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Estonia và được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq Tallinn. Hoạt động của cảng không chỉ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia mà còn trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng chục nghìn người trong các lĩnh vực logistics, du lịch, xây dựng, và thương mại.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 5.

Thủ tướng và Phu nhân nghe giới thiệu về lịch sử, quy mô và hoạt động của cảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những năm gần đây, Cảng Tallinn đã tập trung vào các chiến lược phát triển bền vững và số hóa. Trong đó tập trung chuyển đổi xanh (Green Port), giảm phát thải carbon, sử dụng năng lượng tái tạo, điện khí hóa hệ thống bến cảng; xây dựng cảng thông minh (Smart Port) áp dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, cảm biến IoT và blockchain để tự động hóa các quy trình hậu cần và tăng cường hiệu quả vận hành…

Đặc biệt, với hệ thống liên kết đa phương tiện, từ cảng biển đến đường sắt, đường bộ và hàng không, Tallinn đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm vận tải tích hợp trong khu vực Baltic. Cảng cũng đóng vai trò là điểm đầu mối trong các hành lang vận tải quốc tế như tuyến North Sea – Baltic Corridor thuộc mạng lưới TEN-T của Liên minh châu Âu.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 6.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trao đổi và ký thoả thuận (MOU) về hợp tác chuyển giao công nghệ vận hành cảng thông minh với Cảng Talinn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 7.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thăm cảng Tallinn, trao đổi với lãnh đạo Cảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000 km, nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế với trên 60% lượng hàng hoá thế giới và khu vực đi qua. Việt Nam có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ USD vào năm 2024.

Với hệ thống danh lam thắng cảnh và nền văn hoá đặc sắc, Việt Nam đón hàng chục triệu du khách mỗi năm, năm 2024 đạt gần 17,6 triệu lượt. Trong đó, hàng năm có hàng chục nghìn du khách đa quốc tịch đã đến các cảng Việt Nam trên những tàu biển quốc tế hạng sang.

Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng cảng biển, với nhiều bến cảng cửa ngõ quốc tế có quy mô lớn như Lạch Huyện, Vân Phong, Cái Mép-Thị Vải, Cần Giờ, cũng như các cảng phục vụ các tàu du lịch như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 8.

Cảng Tallinn gồm các cảng hành khách, tàu du lịch; cảng hàng hóa lớn nhất và hiện đại nhất ở Estonia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 9.

Cảng Tallinn chuyên phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho rằng Việt Nam có tiềm năng phát triển cảng biển quốc tế phục vụ vận tải hàng hoá, khách du lịch và đánh giá cao năng lực logistics, vận tải với công nghệ cao của Estonia, Thủ tướng đề nghị Cảng Tallinn hợp tác với Việt Nam để xây dựng cảng biển quốc tế; có các hình thức hợp tác đầu tư; chia sẻ công nghệ, chuyển đổi số, khoa học quản trị, vận hành cảng cho các đối tác Việt Nam trên tinh thần "hai bên cùng có lợi; lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ".

Nhân dịp này, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã trao đổi và ký thoả thuận (MOU) về hợp tác chuyển giao công nghệ vận hành cảng thông minh với Cảng Talinn.

Đây là hợp tác có tính chiến lược giúp thúc đẩy hiện đại hóa công tác vận hành các cảng, nâng cao hiệu quả khai thác, đồng thời là minh chứng cho tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa 2 nước.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 10.

Thủ tướng và Phu nhân thăm phố cổ Tallinn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Di sản thế giới - điểm đến du lịch hàng đầu của Estonia

Trước đó, Thủ tướng đã thăm phố cổ Tallinn để tìm hiểu về lịch sử văn hoá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển bền vững.

Phố cổ Tallinn ở thủ đô Tallinn nằm ngay bên bờ biển Baltic, được hình thành từ thế kỷ 11. Mặc dù trải qua nhiều biến động, khu phố cổ Tallinn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp kiến trúc và linh hồn của một thành phố Trung cổ. Khu phố cổ có diện tích 113 ha và một vùng đệm rộng 2.253 ha; được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1997, là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và văn hóa vùng Baltic.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 11.

Thủ tướng và Phu nhân nghe giới thiệu về phố cổ Tallinn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khu phố cổ Tallinn là điểm đến du lịch hàng đầu của Estonia, thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Du lịch góp phần quan trọng vào GDP của thành phố Tallinn, đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, vận tải và thủ công mỹ nghệ.

Với vị trí là cửa ngõ giao thương trên biển Baltic, Tallinn ngày nay cũng là điểm dừng chân của nhiều tàu du lịch quốc tế. Việc bảo tồn khu phố cổ không chỉ giữ gìn di sản văn hóa mà còn tạo ra bản sắc riêng biệt, giúp Tallinn cạnh tranh với các điểm đến nổi tiếng khác như Riga, Stockholm hay Helsinki.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 12.

Khu phố cổ Tallinn là điểm đến du lịch hàng đầu của Estonia, thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành phố Tallinn rất chú trọng công tác bảo tồn khu phố cổ. Các công trình được sửa chữa và trùng tu theo nguyên tắc giữ nguyên vật liệu và kỹ thuật truyền thống. Kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quản lý du lịch bền vững như hạn chế xe cơ giới trong khu phố cổ, phát triển du lịch xanh và hỗ trợ cộng đồng địa phương duy trì nghề thủ công truyền thống.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 13.

Thủ tướng và Phu nhân chụp ảnh lưu niệm tại phố cổ Tallinn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bày tỏ ngưỡng mộ trước vẻ đẹp cổ kính và cuộc sống sôi động của phố cổ Tallinn, cũng như truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc Estonia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam với bề dày lịch sử, văn hoá, có không ít những khu phố, thành phố cổ tương tự, như phố cổ Hà Nội, Hội An… và nhiều di sản văn hoá khác.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia- Ảnh 14.

Thành phố Tallinn rất chú trọng công tác bảo tồn khu phố cổ. Các công trình được sửa chữa và trùng tu theo nguyên tắc giữ nguyên vật liệu và kỹ thuật truyền thống - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ cho rằng phố cổ Tallinn là một mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo để giữ gìn, bảo tồn, đồng thời phát huy các giá trị của di sản, biến di sản thành tài sản, nguồn lực cho phát triển; là nơi hội tụ, lan toả giá trị văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới, góp phần dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới và quốc tế hóa các giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam.

 

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.