Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp

Nhân dịp tham dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 tại Nice, Pháp, ngày 9/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp- Ảnh 1.

 

                     Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng thống Pháp Emmanuel Macron; trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng thống Emmanuel Macron.

Thủ tướng nhấn mạnh thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vừa qua của Tổng thống, đem lại xung lực mạnh mẽ cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp. 

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng những thành tựu nước Pháp đạt được dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Emmanuel Macron trong đó có việc tổ chức thành công Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc (UNOC-3) lần này; khẳng định Việt Nam ủng hộ vai trò chủ nhà của Pháp, thể hiện qua việc Việt Nam phê duyệt Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ) tại Hội nghị UNOC-3.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu sâu sắc tại Hội nghị UNOC 3; bày tỏ cảm kích trước sự đón tiếp thân tình, trọng thị, chu đáo của Việt Nam nhân chuyến thăm cấp Nhà nước vào tháng trước; tin tưởng rằng chuyến công tác lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Pháp sẽ góp phần thúc đẩy triển khai thực chất các kết quả đạt được trong chuyến thăm vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp- Ảnh 2.

 

Thủ tướng Chính phủ cho rằng hai nước cần triển khai hiệu quả Hiệp định liên chính phủ về hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bối cảnh các quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức toàn cầu, hai Nhà Lãnh đạo bày tỏ quyết tâm đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành đầu cầu cho nhau tại mỗi khu vực Á – Âu. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, nhằm không ngừng củng cố tin cậy chính trị, rà soát và thúc đẩy các thoả thuận hợp tác.

Về kinh tế - thương mại – đầu tư, Thủ tướng nêu cao tinh thần "03 đa dạng": Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản phẩm; đề nghị Pháp phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong thúc đẩy thương mại song phương và mở cửa hơn nữa thị trường cho nhau, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.

Thủ tướng cũng đề nghị phía Pháp tiếp tục quan tâm, sớm thông qua các quy trình, thủ tục về việc hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, hai Nhà Lãnh đạo nhất trí về việc cần tăng cường bảo đảm an ninh, chuyển đổi năng lượng, tiếp tục mở rộng các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Để phát huy hiệu quả vai trò trụ cột hợp tác mới của khoa học – công nghệ trong tổng thể quan hệ Việt Nam – Pháp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng hai nước cần triển khai hiệu quả Hiệp định liên chính phủ về hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đề nghị Pháp hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực trong các lĩnh vực chiến lược như hàng không vũ trụ, vệ tinh, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ số, công nghệ bán dẫn, công nghệ lượng tử, phát triển hạ tầng số, kinh tế số.

Về trí tuệ nhân tạo, Tổng thống Macron nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Pháp trở thành một trong những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực này, hướng tới bảo đảm phát triển trí tuệ nhân tạo theo hướng minh bạch, công bằng, bền vững. Hai bên nhấn mạnh vai trò của y học Pháp đối với y học Việt Nam; nhất trí đẩy mạnh hợp tác y tế giữa hai nước, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu ứng dụng công nghệ y tế của Pháp tại Đông Nam Á.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định sẽ chỉ đạo sát sao các bộ, ngành Việt Nam triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước và đề nghị Tổng thống Emmanuel Macron giao các cơ quan liên quan của Pháp phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đạt được những bước tiến thực chất, hiệu quả, tương xứng với tầm mức quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Hai Nhà Lãnh đạo cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy hợp tác với các khu vực Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La tinh. 

Hai bên nhấn mạnh cam kết ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Hai Bên cũng cho rằng cần tăng cường hợp tác biển, trong đó có việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển, an ninh biển, bảo vệ bờ biển và môi trường biển.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Pháp cử đoàn Lãnh đạo cấp cao tới Hà Nội tham dự Lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc chống tội phạm mạng tại Hà Nội vào tháng 10/2025./.

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.