Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào

Tiếp tục chương trình làm việc tại Pháp, tối 10/6, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã có buổi gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cùng các cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 1.

 

        Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cùng các cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tham gia đoàn công tác.

Báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho biết, hiện cộng đồng người Việt tại Pháp có hơn 300.000 người; đội ngũ trí thức đông đảo với khoảng 50.000 người và hàng ngàn doanh nhân.

Cộng đồng giàu truyền thống, luôn đồng hành với đất nước trong suốt chiều dài lịch sử; luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc cũng như luôn nỗ lực xây dựng, phát triển phong trào cộng đồng vững mạnh, hướng về quê hương, đất nước.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 2.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho biết, hiện cộng đồng người Việt tại Pháp có hơn 300.000 người; đội ngũ trí thức đông đảo với khoảng 50.000 người và hàng ngàn doanh nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bà con cộng đồng tại Pháp vô cùng tự hào về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực, tự hào về Tổ quốc ngày càng rạng danh tại khu vực và trên trường quốc tế. Năm 2025, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đã long trọng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tái hiện chặng đường đấu tranh hào hùng của dân tộc, thể hiện lòng tri ân đối với bao thế hệ đã đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tăng cường gắn kết cộng đồng, hướng về cội nguồn.

Trong không khí trang trọng của buổi gặp, ông Nguyễn Văn Bổn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp bày tỏ tự hào trước những thành tựu phát triển của đất nước, tin tưởng Việt Nam sẽ vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình; chia sẻ niềm vui, cùng đồng bào trong không khí hân hoan của những ngày lễ lớn của đất nước.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 3.

 

               Ông Nguyễn Văn Bổn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp tin tưởng Việt Nam sẽ vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 4.

 

     Thủ tướng bày tỏ trân trọng sự đóng góp của bà con người Việt ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói riêng trong thành tựu chung của đất nước - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khẳng định rằng trong suốt quá trình lịch sử, cộng đồng người Việt tại Pháp ủng hộ đất nước không chỉ bởi lòng yêu nước mà còn bởi tính đúng đắn của đường lối lãnh đạo của Đảng, kiều bào mong muốn được nghe Thủ tướng cập nhật về tầm nhìn của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là về "Bộ tứ trụ cột" định hướng cho con đường phát triển, cũng như những mong đợi của trong nước đối với cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.

Thay mặt Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), hội đoàn đại diện cho hơn 15.000 thanh niên, sinh viên, anh Nguyễn Phan Bảo Thụy bày tỏ tâm đắc với Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Việt Nam sẽ chứng kiến sự bứt phá vượt bậc.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 5.

 

  Thay mặt Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), hội đoàn đại diện cho hơn 15.000 thanh niên, sinh viên, anh Nguyễn Phan Bảo Thụy bày tỏ tâm đắc với Nghị quyết 57 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhằm tận dụng những ưu thế của lực lượng trí thức trẻ tại Pháp – hiện đang ở trong "thời kỳ vàng" với sự tích lũy đủ cả về nhân lực và tri thức, anh Thụy nêu đề xuất thành lập một Viện tư nhân tại Pháp là đầu mối định hướng, triển khai nghiên cứu, tổ chức các hoạt động, kết nối các nguồn lực giữa Pháp và Việt Nam. Cơ sở này sẽ có sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp tâm huyết, có nguồn lực về công nghệ và tài chính, và đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, trí thức trẻ trong các ngành mũi nhọn.

Chị Hoàng Cẩm Linh, đại diện Hội Cánh diều cho biết, được thành lập với mục đích gìn giữ văn hóa và ngôn ngữ Việt cho thế hệ trẻ người Việt tại Pháp, Hội đã tổ chức nhiều lớp học tiếng Việt, cùng các hoạt động ngoại khóa, từ đó tạo cơ hội cho các em thực hành tiếng Việt, tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đồng thời lan tỏa những giá trị văn hóa Việt trong cộng đồng và bạn bè Pháp.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 6.

 

  Chị Hoàng Cẩm Linh, đại diện Hội Cánh diều cho biết Hội đánh giá cao những sáng kiến, chương trình dành cho kiều bào do Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội đánh giá cao những sáng kiến, chương trình dành cho kiều bào do Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, như Trại hè Việt Nam, Cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt, Lớp tập huấn giáo viên tiếng Việt….; đề nghị tăng chỉ tiêu cho thanh thiếu niên tại Pháp; tổ chức thêm trại hè cho thiếu nhi hoặc mô hình trại quân đội; tổ chức lớp tập huấn giáo viên tiếng Việt theo hình thức trực tuyến bên cạnh các lớp trực tiếp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng, xúc động được gặp gỡ đông đảo kiều bào đại diện cho hơn 300.000 bà con ta tại Pháp. Thông tin tới bà con về tình hình thế giới, khu vực, Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 7.

 

                              Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Thủ tướng cho biết chuyến thăm Pháp lần này khẳng định quyết tâm của Việt Nam đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực. Trong bối cảnh mới, hai nước Việt Nam – Pháp tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm tạo ra những trụ cột chiến lược trên các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, quốc phòng – an ninh; tạo đột phá trong các lĩnh vực kinh tế - đầu tư – thương mại; mở rộng những lĩnh vực hợp tác truyền thống như văn hóa, giáo dục và y tế.

Trong các cuộc làm việc, Thủ tướng đã đề nghị các nhà lãnh đạo Pháp tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp hội nhập tốt vào xã hội sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóa và tiếng Việt, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội của Pháp, làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị giữa hai nước; cho biết các nhà lãnh đạo Pháp đánh giá cao cộng đồng ta là một cộng đồng thành công trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 8.

 

                         Đông đảo kiều bào đại diện cho hơn 300.000 bà con ta tại Pháp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng bày tỏ trân trọng sự đóng góp của bà con người Việt ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói riêng trong thành tựu chung của đất nước. Đặc biệt, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào, được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, là điển hình cho phong trào yêu nước của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.

Kiều bào tại Pháp đã ủng hộ và tiếp sức cho sự nghiệp cách mạng, đã đùm bọc, hỗ trợ đoàn đàm phán Hiệp định Paris, "nhường cơm sẻ áo" hỗ trợ đồng bào trong nước trong những năm kháng chiến gian khổ; vận động nhân dân tiến bộ Pháp và thế giới tham gia phong trào phản chiến, đến những đóng góp tích cực cho công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 9.

 

                Thủ tướng tặng quà cho đại diện Hội Người Việt Nam tại Pháp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng chuyển lời hỏi thăm chân tình của Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới kiều bào; nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn xác định rõ trách nhiệm chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, hội nhập vào xã hội sở tại; khuyến khích và tạo điều kiện để bà con gắn bó hơn với quê hương. Đặc biệt, Chính phủ cũng đang quyết liệt chỉ đạo tiếp tục giải quyết các đề xuất, vướng mắc, khó khăn của kiều bào ta, nổi bật các vấn đề quốc tịch.

Thủ tướng thông tin tới bà con về tình hình đất nước, những thành tựu vĩ đại mà đất nước ta đã đạt được sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như tầm nhìn phát triển đất nước, những quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo thế và lực đưa đất nước ta tiến vững bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh.

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 10.

 

                  Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có truyền thống vô cùng đáng tự hào- Ảnh 11.

 

                 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân trò chuyện cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đảng và Nhà nước đã triển khai quyết liệt cuộc cách mạng sắp xếp lại hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ Chính trị đã ban hành 4 nghị quyết chiến lược mang tính đột phá về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân; và đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật. Đây là những quan điểm mang tính chiến lược, sẽ giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới.

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói riêng; coi cộng đồng là bộ phận máu thịt không tách rời, là nguồn lực quan trọng của dân tộc, Thủ tướng mong cộng đồng người Việt tại Pháp luôn phát huy tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, hướng về quê hương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, gìn giữ tiếng Việt cho thế hệ mai sau.

Thủ tướng cũng đã ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của bà con, đồng thời đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung rà soát, nghiên cứu, sớm có giải pháp phù hợp trên tinh thần kịp thời, thấu đáo và triển khai các biện pháp quyết liệt hơn nữa để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào ta ở Pháp nói riêng và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung./.

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.