Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại- Ảnh 1.

Đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Công điện gửi: Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng chí Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Công điện nêu: Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2025, Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2025 và số 72/CĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Kết quả triển khai đợt cao điểm đã phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm trong sản xuất, buôn bán sữa, thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng giả, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng và sản xuất, buôn bán hàng cấm, được dư luận xã hội và Nhân dân đánh giá cao. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá thực tiễn cho thấy công tác quán triệt, tổ chức thực hiện đợt cao điểm tại một số địa phương còn chậm, chưa nắm chắc, sâu sát tình hình; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Để tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (gọi tắt là Tổ công tác), các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; trong đó chủ động những nội dung sau đây:

1- Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác và các thành viên Tổ công tác tiếp tục tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng, các địa phương rà soát, có các biện pháp mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2- Yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền:

- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ, tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện kịp thời công tác thi đua, khen thưởng theo quy định. Từ kết quả tấn công bước đầu của đợt cao điểm cần tiếp tục làm cho đợt tấn công cao điểm sôi động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực hơn nữa, đạt kết quả thực chất, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này trong thời gian tiếp theo.

- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sỹ quan có biểu hiện suy thoái đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

3- Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan tập trung rà soát, khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn bất cập, vướng mắc, sơ hở, nhất là Luật an toàn thực phẩm, Luật quảng cáo, Luật dược, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật thương mại, Luật thương mại điện tử…

4- Đồng chí Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc tình hình, tổng hợp kết quả triển khai các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoặc cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm theo quy định.

5- Đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tại địa phương chủ động, tích cực tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

6- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực, có trách nhiệm tháng cao điểm và trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn ngay từ cơ sở, từ nơi xuất phát.

7- Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng thời lượng và định hướng dư luận về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời biểu dương những tấm gương tích cực, cách làm hay của các Bộ, ngành, địa phương; phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cả nước.

8- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tập trung thực hiện quyết liệt hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời xử lý các vướng mắc và báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

9- Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương kịp thời đôn đốc, tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.

 

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.