Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không

Sáng 5/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia chủ trì cuộc họp về công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không 5 tháng đầu năm 2025.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không 5 tháng đầu năm 2025 - Ảnh: VGP/Minh Khôi

 

Bảo đảm an toàn cho hơn 116.000 chuyến bay

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 tháng đầu năm, tình hình an ninh hàng không dân dụng tại Việt Nam cơ bản được bảo đảm, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng đe dọa đến an ninh, an toàn ngành hàng không dân dụng.

Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an 17 địa phương có cảng hàng không, sân bay phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các lực lượng liên quan, bảo đảm an ninh, an toàn 116.212 chuyến bay tại 22 cảng hàng không, sân bay trên cả nước; thực hiện soi chiếu an ninh đối với 227.753 tấn hàng hóa, hành lý.

Các đơn vị đã tổ chức nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện, đồ vật ra/vào khu cách ly, hạn chế tại các cảng hàng không; phòng, chống trộm cắp tài sản, buôn lậu, gian lận thương mại qua đường hàng không. Thực hiện nhiệm vụ đúng quy trình, kiểm soát an ninh trật tự trong nhà ga, khu vực công cộng, sân đỗ, bảo đảm thực hiện các chuyến bay theo đúng quy trình. Duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát và giám sát an ninh hàng không bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát khu bay, khu vực sân đỗ tàu bay, không phát sinh vụ việc xâm nhập khu bay.

Từ khi tiếp nhận nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không đến nay, Bộ Công an đã tiếp nhận thông tin, xử lý 49 vi phạm an ninh hàng không tại 22 cảng hàng không, sân bay trên phạm vi cả nước.

Các tài liệu chương trình, quy chế an ninh hàng không đã được cập nhật khi có sự thay đổi về hoạt động và được nhà chức trách mới về an ninh hàng không là Cục Quản lý xuất nhập cảnh phê duyệt để bảo đảm an ninh cho hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia, Bộ Công an đã giao các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu về mô hình an ninh hàng không của một số quốc gia trên thế giới và kiến nghị theo hướng giao Bộ Công an chủ trì, điều hành tổ chức thực hiện công tác phòng chống khủng bố, bảo đảm nguyên tắc "một việc chỉ giao cho 1 cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện".

Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh hướng dẫn các địa phương có cảng hàng không, sân bay thực hiện chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy cảng hàng không về xử lý ban đầu vụ việc vi phạm và chế độ báo cáo định kỳ về an ninh hàng không bảo đảm thống nhất, theo đúng quy định của ngành công an. Đến nay, công an tất cả các địa phương có cảng hàng không, sân bay đã tiếp cận, tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, phối hợp triển khai lực lượng bảo đảm an ninh hàng không.

Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới, đề xuất việc thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin an ninh hàng không an toàn, có thể chia sẻ, có tính kết nối vùng và các địa phương; triển khai xây dựng phương án diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra tổng thể an ninh, an toàn hệ thống thông tin mạng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chưa để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an ninh mạng, an toàn thông tin.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần chú ý và nâng cấp ngay để chủ động ứng phó với nguy cơ ngày càng cao trong an ninh mạng đối với hệ thống công nghệ kết nối Internet; hệ thống điều hành khai thác có kết nối với Internet cần tăng cường an ninh; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật… Lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin cần được bổ sung, cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không- Ảnh 2.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không- Ảnh 3.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không- Ảnh 4.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phòng ngừa từ sớm trong công tác an ninh hàng không- Ảnh 5.

Lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các hãng hàng không, Trung tâm Khí tượng hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam… đánh giá nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn hàng không, việc chấp hành các tiêu chuẩn an toàn, quy trình khai thác, phòng ngừa vật thể bay không người lái, bắn pháo hoa, kiểm soát chim và động vật hoang dã; khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành là thành viên Ủy ban… đã báo cáo, trao đổi, thảo luận về tình hình thực hiện, cũng như các giải pháp để khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao từ cuộc họp lần trước của Ủy ban (ngày 25/2/2025).

Rà soát, khẩn trương khắc phục các "lỗ hổng" hệ thống thông tin mạng

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công an hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao cho các thành viên của Ủy ban sau cuộc họp ngày 25/2/2025, nhất là công tác kiểm tra, xác định các "lỗ hổng" kỹ thuật trong bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin mạng, làm rõ trách nhiệm, giải pháp và lộ trình khắc phục.

Bộ Xây dựng và Bộ Công an tiếp tục trao đổi, thống nhất chuyển giao chức năng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không, trong đó xác định rõ cơ quan đầu mối của Ủy ban; khẩn trương trình cấp thẩm quyền phương án kiện toàn mô hình tổ chức, quy chế hoạt động của Ủy ban.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an rà soát và đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm tính đồng bộ giữa máy móc, thiết bị, con người trong hệ thống kiểm soát an ninh hàng không; tăng cường sự phối hợp, gắn kết giữa lực lượng an ninh và các lực lượng khác làm nhiệm vụ tại sân bay; mở rộng đối tượng và phương thức kiểm soát an ninh, an toàn hàng không như khuyến cáo của ICAO.

Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng giải pháp về pháp lý, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật; đồng thời huy động hệ thống chính trị-xã hội và người dân tham gia phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm các nguy cơ gây mất an ninh, an toàn hàng không ngay từ địa bàn cơ sở.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu mô hình Hội đồng điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoạt động độc lập, khách quan, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, có trang thiết bị hiện đại theo đúng khuyến cáo của ICAO; xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay của các nước.

 

Xem nhiều nhất

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Tin trong nước 1 ngày trước

Trước 20/6/2025, hoàn thành tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phươngNhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, trách nhiệm phản ứng chính sách, ngày 05 tháng 02 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (sau đây gọi là Đề án). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2025, Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin) chính thức được vận hành. Để Hệ thống thông tin vận hành hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nội dung sau đây:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, cần giải quyết kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc trả lời, xử lý các phản ánh, kiến nghị, bảo đảm không bỏ sót, chậm trễ; trường hợp không trả lời, trả lời không đúng thời hạn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Thực hiện liên kết, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; bố trí nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ.b) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị theo nguyên tắc sau:- Đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền: trả lời rõ ràng, trực tiếp vào nội dung kiến nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền trả lời thì chuyển tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;- Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm trả lời của nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để trả lời. Việc chuyển kiến nghị, phản ánh để đề nghị phối hợp trả lời được thực hiện trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp tổ chức nghiên cứu, phối hợp trả lời trong thời hạn 10 ngày. Bộ, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, nội dung rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm; trường hợp quá thời hạn quy định mà bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến;- Văn bản trả lời cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện theo định dạng file PDF.c) Thực hiện việc rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2025; thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:a) Chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; trường hợp phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.d) Thường xuyên tổng hợp tình hình tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh từ các bộ, ngành, địa phương; hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với báo cáo kết quả hoàn thiện pháp luật, khó khăn vướng mắc của các quy định pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2025 và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.đ) Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và rà soát làm sạch thông tin, dữ liệu văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo:a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để các bộ, ngành, địa phương quản lý, vận hành Hệ thống thông tin và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Khẩn trương bố trí kinh phí năm 2025 theo quy định.b) Hướng dẫn, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí hằng năm, bảo đảm cho việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin hiệu quả, đúng pháp luật.4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính trên cơ sở kết quả thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm có cơ sở để thực hiện việc chấm điểm từ năm 2025. b) Bổ sung nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nội dung kiểm tra công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ giao tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật của mình trước ngày 20 tháng 6 năm 2025; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại bộ, ngành, địa phương.6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội có trách nhiệm truyền thông để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức biết và chủ động khai thác, sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các bộ, ngành vận hành Hệ thống thông tin hiệu quả, thông suốt; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tuyên truyền để hội viên, người dân, cơ quan, tổ chức biết và sử dụng tiện ích của Hệ thống thông tin trong quá trình phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (nếu có).9. Văn phòng Chính phủ chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.Giới thiệu về Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luậtNhằm tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, “lắng nghe” phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi để điều chỉnh chính sách kịp thời; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật kết nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc đối với quy định có vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyển tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả lời phản ánh, kiến nghị và cung cấp thông tin trả lời cho chủ thể phản ánh.Thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh, giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng “Phản ánh, kiến nghị về văn bản QPPL” trên điện thoại di động hoặc website: https://paknvbqppl.moj.gov.vn từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để kết nối như sau:1- Đăng ký và được cấp ngay một tài khoản để đăng nhập hoặc Kết nối với Hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư VneID để truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.2- Gửi phản ánh trực tiếp, chính xác tới điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật.3- Hệ thống tự động chuyển ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.4- Tra cứu thông tin, tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý đối với kiến nghị, phản ánh đã gửi.5- Xem được các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật có trên Hệ thống.6- Đánh giá sự hài lòng trong việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh.