Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án luật. Tổ thảo luận số 3 gồm các đoàn ĐBQH: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.

Chiều 6/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án luật: Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh chủ trì phiên thảo luận.

Có cơ chế thu hút, đãi ngộ cán bộ nghiên cứu khoa học

Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tiến gần tới thông lệ quốc tế.

bqbht_br_2trandinhgiachieu065.jpg

Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu thảo luận.

Đại biểu cho rằng, cần làm rõ vai trò, ý nghĩa, nội dung và giá trị pháp lý của chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tránh làm gia tăng thủ tục hành chính, gây chồng chéo hoặc chậm trễ trong triển khai chủ trương, chính sách. Bổ sung quy định về quản lý và giám sát sử dụng nguồn lực, trong đó quy định về thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn quốc.

Đồng thời, rà soát, bổ sung cơ chế đầu tư, tài chính thuận lợi để huy động nguồn lực xã hội như hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cơ chế hợp tác công tư, đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; cơ chế sử dụng tài sản công để hỗ trợ khu vực tư nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

 

bqbht_br_3nguyenthimaithoa.jpg

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, cần quan tâm công tác thông tin tuyên truyền các bên liên quan về trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh đề xuất bổ sung các quy định đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, tài chính trong hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quy định rõ hơn về tiêu chuẩn, trình độ công nhận kỹ sư trẻ tài năng; cơ chế đãi ngộ dành cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là những người tham gia nghiên cứu cơ bản - lĩnh vực có tính nền tảng và lâu dài. Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực nghiên cứu trình độ cao và kỹ năng công nghệ mới; cơ chế thu hút nhà khoa học, chuyên gia quốc tế và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài tham gia các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mang tầm chiến lược.

Phân công rõ trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Các đại biểu nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện hiệu quả các cam kết thương mại tự do; khắc phục bất cập của các quy định hiện hành; kiểm soát chất lượng hàng hoá, bảo vệ khách hàng và xã hội, minh bạch hoá hoạt động sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các đại biểu đề nghị bổ sung quy định phân cấp quyền hạn cho đoàn kiểm tra và kiểm soát viên chất lượng, cho phép quyết định xử lý bước đầu đối với các trường hợp vi phạm rõ, dư luận quan tâm; cơ chế báo cáo nhanh, sử dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian truyền đạt thông tin và xử lý vụ việc; quy định về cho phép kiểm tra, xử lý linh hoạt các tình huống đặc biệt, đảm bảo hiệu quả thực thi nhưng vẫn kiểm soát được trách nhiệm pháp lý.

bqbht_br_z6574229308741-95a27bd946355adfe39a0b0e9244a9d9.jpg

Đại biểu Trần Quốc Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận) phát biểu thảo luận.
 

Quy định chế độ đặc thù đối với đội ngũ kiểm soát viên chất lượng; mở rộng quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng, cho phép xử phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm; lộ trình đào tạo, chuyển ngạch, bổ nhiệm, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn nhân lực.

Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh, cần bổ sung phòng thử nghiệm trọng tài để phục vụ công tác khiếu nại của các tổ chức, cá nhân đối với công tác lấy mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xác định rõ trách nhiệm bảo mật, quyền truy cập, quy mô dữ liệu trong hộ chiếu số sản phẩm. Phân công rõ trách nhiệm quản lý chất lượng giữa các ngành, đảm bảo rõ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; phân công quản lý theo chuỗi sản phẩm để gắn trách nhiệm quản lý, không phân chia quản lý theo từng công đoạn.

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ an ninh hạt nhân

Thảo luận về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh việc sửa đổi luật góp phần thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ hạt nhân; phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thanh sát hạt nhân, bảo vệ an ninh hạt nhân.

Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung chính sách trong hợp tác quốc tế, chính sách đối với người giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Quy định chính sách cụ thể về phát triển điện hạt nhân làm cơ sở xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu nội địa hóa và làm chủ công nghệ điện hạt nhân của Việt Nam.

Cùng với đó, cần quy định rõ vai trò của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, mối quan hệ giữa các cơ quan pháp quy hạt nhân với các bộ, ngành liên quan; trách nhiệm cụ thể của các cơ quan theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách trong việc lựa chọn địa điểm, quá trình thi công vận hành điện hạt nhân cũng như giám sát, kiểm tra công trình và vận hành nhà máy.

 

bqbht_br_z6574226125054-62b0720ace8ccabc22fd30ded682b762.jpg

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu kết thúc buổi thảo luận tổ.

Phát biểu kết thúc tổ thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH Hoàng Trung Dũng đề xuất bổ sung quy định phát triển công nghiệp phụ trợ và kinh tế tư nhân trong phát triển năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Đồng thời quy định rõ thẩm quyền thẩm định công nghệ, an toàn bức xạ, an toàn và an ninh nhà máy điện hạt nhân, quy định về quy trình thực hiện hoạt động thanh sát hạt nhân của các bộ, ngành.

Xem nhiều nhất

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Tin trong nước 1 ngày trước

Tùy loại hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch mà thời hạn lưu trữ là 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn, đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế.Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.Thông tư quy định hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thời hạn lưu trữ: đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế, 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn.Việc áp dụng các quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau: Thời hạn lưu trữ dùng để xác định thời hạn lưu trữ cho các hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mức xác định thời hạn lưu trữ không được thấp hơn mức thời hạn lưu trữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.Đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cá nhân chưa được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, cơ quan, tổ chức và các cá nhân áp dụng thời hạn lưu trữ tương đương với nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng có trong Phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xác định.Thông tư quy định, những hồ sơ, tài liệu sau đây có thời hạn lưu trữ vĩnh viễn:- Hồ sơ xây dựng, ban hành, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ thẩm định phê duyệt phương án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Kế hoạch thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Văn kiện thỏa thuận hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ về đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách của UNESCO (công nhận/hủy bỏ công nhận, ghi danh/ hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách quốc gia (xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ, tài liệu Đại hội Thể thao Thế giới; Đại hội Thể thao Châu Á; Đại hội Thể thao Đông Nam Á; Đại hội Thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới;- Hồ sơ xúc tiến du lịch các thị trường trong và ngoài nước (tham gia, tổ chức các hội chợ du lịch trong và ngoài nước);- Hồ sơ tổ chức Năm du lịch Quốc gia;- Hồ sơ về việc công nhận khu du lịch và điểm du lịch tại địa phương;- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả...Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 70 năm gồm:- Hồ sơ cấp/cấp đổi Giấy phép thành lập nhà xuất bản;- Hồ sơ cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi/bị mất hoặc bị hỏng);- Hồ sơ cấp/ cấp lại Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;- Hồ sơ xác nhận/xác nhận thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 50 năm gồm:- Hồ sơ cấp, thu hồi Quyết định sản xuất phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam; Giấy phép cung cấp dịch vụ quy phim tài liệu, phim khoa hoc, phim hoạt hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng Kế hoạch sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;- Hồ sơ xây dựng cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 20 năm gồm:- Hồ sơ trao đổi hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án công trình quan trọng quốc gia đã được phê duyệt và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hoá nước ngoài tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng và quản lý các dữ liệu, cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;- Hồ sơ xin phép đưa di sản văn hóa ra nước ngoài để nghiên cứu, trưng bày, bảo quản hoặc đưa về nước;- Hồ sơ về tổ chức hoạt động của bảo tàng;- Hồ sơ cấp phép, cấp chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành di sản văn hóa (cấp/cấp lại);- Video, clip, trailer Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim; Quyết định không cho phép phổ biến phim và Quyết định dừng phổ biến phim;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng;- Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 10 năm gồm:- Hồ sơ về truyền thông, tuyên truyền các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp phép, thủ tục thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mục đích kinh doanh/không nhằm mục đích kinh doanh;- Hồ sơ xuất bản tạp chí, đặc san, tài liệu chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ các cuộc liên hoan, triển lãm, trưng bày, cuộc thi về di sản văn hóa;- Hồ sơ lưu niệm danh nhân, đặt tên đường phố, thành phố sáng tạo;- Hồ sơ di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác;- Hồ sơ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;- Hồ sơ dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;- Hồ sơ lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại;- Văn bản liên quan đến thỏa thuận kiện toàn Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng;- Hồ sơ thẩm định cấp phép lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ cấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ;- Hồ sơ xây dựng đời sống văn hóa;- Hồ sơ quản lý và sử dụng pháo hoa;- Hồ sơ thẩm định sản phẩm quảng cáo;- Hồ sơ thẩm định Ngày truyền thống;- Hồ sơ cụm cổ động tuyên truyền biên giới...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 05 năm gồm:- Hồ sơ thủ tục thông báo tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình;- Hồ sơ về giám định quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 02 năm gồm:- Hồ sơ quản lý, kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử;- Hồ sơ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.Thanh Minh