Ông Trump bất ngờ công bố 8 hình thức gian lận phi thuế quan

Ngay trong dịp nghỉ lễ Phục sinh tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump bất ngờ công bố danh sách 8 hình thức mà ông gọi là “gian lận phi thuế quan” trong thương mại toàn cầu.

Ông Trump bất ngờ công bố 8 hình thức bị cho là "gian lận phi thuế quan" trong thương mại toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Ông Trump bất ngờ công bố 8 hình thức bị cho là "gian lận phi thuế quan" trong thương mại toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Sáng 21/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đăng tải một thông điệp dài trên mạng xã hội Truth Social, cáo buộc các đối tác thương mại quốc tế đang sử dụng những thủ thuật "phi thuế quan" để lách luật, bóp méo cạnh tranh và làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của Mỹ.

Thông điệp được đưa ra đúng vào Chủ nhật Phục sinh, chỉ vài ngày trước khi Mỹ bước vào các vòng đàm phán thương mại quan trọng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Động thái này được giới chuyên gia nhận định là một "cú đánh phủ đầu" có tính toán nhằm gây áp lực lên các đối tác trước bàn đàm phán, theo Times of India.

Bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt kê 8 hành vi mà ông gọi là "gian lận phi thuế quan" đang diễn ra trong thương mại quốc tế. Ảnh: Truth Social.

Bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt kê 8 hành vi mà ông gọi là "gian lận phi thuế quan" đang diễn ra trong thương mại quốc tế. Ảnh: Truth Social.
 

Đứng đầu danh sách là hành vi thao túng tiền tệ, tiếp theo là việc áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) được thiết kế như thuế quan trá hình, và các trợ cấp xuất khẩu.

Ông Trump cũng chỉ trích mạnh việc bán phá giá dưới giá thành, cùng với các trợ cấp chính phủ khiến cạnh tranh trở nên thiếu công bằng. Ngoài ra, ông lên án những tiêu chuẩn nông nghiệp mang tính bảo hộ như việc EU cấm ngô biến đổi gen, và cả các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe mang tính cản trở, ví dụ “bài kiểm tra bóng bowling” của Nhật Bản.

Đặc biệt, ông cảnh báo về tình trạng giả mạo, vi phạm bản quyền và đánh cắp sở hữu trí tuệ - mà ông cho là gây thiệt hại lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm cho nước Mỹ. Cuối cùng là hành vi chuyển tải hàng hóa nhằm lách thuế quan, một chiêu trò phổ biến trong chiến tranh thương mại.

Ông Trump khẳng định các hành vi này không chỉ làm xói mòn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ mà còn “đe dọa nguyên tắc công bằng trong thương mại quốc tế”.

 

Danh sách nói trên được đưa ra ngay trước thềm vòng đàm phán thứ 2 giữa Mỹ và Nhật Bản vào ngày 24/4, và với Hàn Quốc trong hai ngày 24-25/4. Theo giới phân tích, đây là thông điệp cảnh báo rõ ràng rằng Mỹ dưới thời ông Trump sẽ không dễ dàng nhượng bộ trước các rào cản thương mại "tinh vi" từ phía đối tác.

Trước đó, vào ngày 9/4, ông Trump thông báo tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với phần lớn các đồng minh thương mại, trừ Trung Quốc, để “tạo không gian đàm phán”. Trong thời gian này, các quốc gia liên quan chỉ phải chịu mức thuế tạm thời 10%.

Ngược lại, quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng. Sau khi ông Trump nâng mức thuế với hàng hóa Trung Quốc lên tới 245%, Trung Quốc đã tuyên bố tăng thuế đối với toàn bộ hàng Mỹ nhập khẩu lên 125% từ ngày 12/4, đồng thời phớt lờ bất kỳ đợt áp thuế nào tiếp theo từ phía Mỹ.

Theo Bloomberg, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết việc tiếp tục tăng thuế là “không còn ý nghĩa kinh tế”, khi mức thuế hiện nay đã vượt quá khả năng hấp thụ của thị trường.

 

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng chỉ trích Mỹ đang biến chính sách thuế thành “một công cụ cưỡng ép mang tính chính trị hơn là kinh tế”, và gọi đây là “trò chơi con số không đáng tin cậy”.

Xem nhiều nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tin quốc tế 1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin - Ảnh: TTXVNThủ tướng Mikhail Mishustin chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Nga, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại tại mỗi nước và trong quan hệ song phương. Thủ tướng Nga khẳng định, Nga luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Thủ tướng Nga nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1 vừa qua và gửi lời thăm hỏi đến Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng - Ảnh: TTXVNNhắc lại kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mikhail Mishustin vào tháng 1/2025, cũng như chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin tháng 6/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương. Tổng Bí thư cảm ơn tình cảm nồng hậu và sự đón tiếp trọng thị mà Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và bày tỏ vui mừng được trở lại nước Nga – đất nước gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam không chỉ bằng mối quan hệ chính trị – ngoại giao, mà còn bởi chiều sâu văn hóa, lịch sử và tình cảm nhân dân.Nhân dịp này, Tổng Bí thư chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Thủ tướng Mikhail Mishustin và các nhà lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương - Ảnh: TTXVNTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sâu sắc sự ủng hộ quý báu của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ. Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với các phương hướng lớn, đó là tiếp tục củng cố tin cậy chính trị thông qua tăng cường trao đổi đoàn các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và các tổ công tác thành viên; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh hợp tác năng lượng - dầu khí, năng lượng hạt nhân, mở rộng sang lĩnh vực năng lượng mới, nhất là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió; hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư;Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có truyền thống và thế mạnh, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; tăng cường kết nối địa phương, giao thông vận tải, du lịch... ; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động ổn định tại Nga.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất - Ảnh: TTXVNHai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng, như năng lượng, thương mại – đầu tư, công nghiệp quốc phòng, giao thông vận tải, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước; tháo gỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư; thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và chuyển đổi số.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất.