Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính, và một số tỉnh có vùng dược liệu lớn như Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái.

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'- Ảnh 1.

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng yêu cầu Dự thảo Nghị định phải giải quyết được khó khăn, thách thức từ thực tiễn trong phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; đồng thời xác định rõ phạm vi những khu vực, loại rừng cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ; ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trái phép, tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, môi trường rừng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, có nhiều nguồn gen được sử dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh và có giá trị kinh tế cao như: Sâm Việt Nam, Tam thất, Đảng sâm… Nhiều tỉnh đã tập trung phát triển cây dược liệu trong rừng theo phương thức lâm-nông kết hợp, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì vậy, Nghị định sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, Đề án phát triển đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Dự thảo Nghị định bổ sung thuật ngữ "Cây dược liệu" và "Thu hoạch cây dược liệu"; quy định các nguyên tắc, hình thức, phương thức, nội dung phương án cũng như trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng quy định về cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Lãnh đạo các tỉnh cho biết việc ban hành Nghị định, cùng với chính sách cho thuê môi trường rừng là phù hợp với thực tiễn, mở thêm hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Địa phương có cơ sở pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển vùng dược liệu, cũng như xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đối với dược liệu do người dân nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải đề nghị, xem xét miễn tiền cho thuê môi trường rừng đối với vùng khó khăn, khuyến khích hoạt động liên kết, tạo công ăn việc làm cho đồng bào, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng…

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình kiến nghị Dự thảo Nghị định cần bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển dược liệu; mở rộng thêm khu vực rừng được phép nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng mục tiêu trồng cây dược liệu dưới tán rừng để phát triển rừng, vì vậy, Nghị định phải xây dựng các tiêu chí, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan; mở rộng không gian phát triển kinh tế từ rừng bằng cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào các vùng dược liệu như cơ sở nghiên cứu, nhà máy chế biến, hậu cần…

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'- Ảnh 2.
 
Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'- Ảnh 3.
 
Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'- Ảnh 4.
 
Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'- Ảnh 5.
 

Các đại biểu cho rằng việc bổ sung quy định về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng là phù hợp với thực tiễn, mở thêm hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cơ chế, chính sách sát thực tiễn, giải pháp bài bản, khoa học

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp xác đáng, từ thực tiễn của các địa phương để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về phạm vi, nội hàm, mục tiêu, nhằm tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, đa mục đích đất rừng, tài nguyên rừng.

Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị định cần tập trung quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và áp dụng chính sách khác nhau ở những khu vực địa bàn khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng.

Trong đó, vùng đệm ở khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải quy định chi tiết loại cây dược liệu được trồng, phương thức canh tác..., vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt phải kiểm soát hạn ngạch thu hoạch, khai thác cây dược liệu phát triển tự nhiên.

Về một số cơ chế, chính sách cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng Nghị định phải thiết kế cơ chế khuyến khích, ưu đãi về máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, tín dụng, đất đai xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến… cho doanh nghiệp tổ chức liên kết với người dân trong nuôi, trồng phát triển các vùng dược liệu quy mô lớn, tạo ra được các chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu mang thương hiệu của địa phương, quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đủ điều kiện xuất khẩu.

"Nghị định cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình tự hồ sơ, thủ tục hành chính rõ đối tượng, cách làm để địa phương thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, phân quyền mà không cần phải ban hành thêm văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý hậu kiểm thay cho tiền kiểm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; xem xét bổ sung nhiệm vụ cho các quỹ liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng để hỗ trợ người nuôi, trồng phát triển cây dược liệu; xây dựng chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng dược liệu, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Xem nhiều nhất

Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Tin trong nước 1 ngày trước

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền... trong thời gian từ ngày 15/5-15/6 - Ảnh: VGP/Nhật BắcSáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, những tháng đầu năm 2025, các đơn vị, địa phương đã tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bắt giữ, xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm. Trong đó có hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 1.100 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.897 tỷ đồng; khởi tố hình sự gần 1.400 vụ, hơn 2.100 đối tượng.Thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp diễn biến tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ; đặc biệt tập trung đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi các nước khác; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ.Các bộ, ngành theo chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan đến công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Các lực lượng chức năng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin; triển khai và nâng cao hiệu quả các đường dây nóng, đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân.Tăng cường kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và lực lượng thực thi nhiệm vụ. Gắn trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các cá nhân tiếp tay, bảo kê, bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương; sửa đổi quyết định, quy chế quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 các cấp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chủ động thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Thủ tướng nêu rõ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả... là công việc quan trọng của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc, huy động sự vào cuộc của nhân dân; là nhiệm vụ mang tính lâu dài, phải làm thường xuyên, toàn diện, không ngừng nghỉ - Ảnh: VGP/Nhật BắcNgăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứtPhát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa; những việc đã làm được rất đáng hoan nghênh.Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa vẫn diễn biến phức tạp, trên phạm vi rộng, đối tượng nhiều, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe, người dân và uy tín, thương hiệu đất nước, ảnh hưởng tới lòng tin, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân.Nguyên nhân là sự lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tham mưu của một số bộ ngành, địa phương chưa thực sự sâu sát, quyết liệt, cụ thể, kịp thời, hiệu quả và chưa bám vào những nội dung, vấn đề diễn biến phức tạp, những vấn đề mới xuất hiện; sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan; một số quy định còn lạc hậu, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung đáp ứng tình hình; công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, bỏ sót; chưa huy động sức mạnh của toàn dân.Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân còn chưa hiểu hết các thủ đoạn vi phạm do công tác thông tin, truyền thông, hướng dẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ; việc xử lý sai phạm chưa kịp thời, triệt để; phối hợp giữa các cơ quan có lúc chưa chặt chẽ; hoạt động thương mại điện tử phát triển nhanh nhưng sự quản lý chưa theo kịp tình hình… Một số cá nhân tham gia công tác phòng chống lại có vi phạm, như lực lượng chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)…Đánh giá thời gian tới, tình hình còn diễn biến phức tạp và có thể diễn biến phức tạp hơn; Thủ tướng nêu rõ mục tiêu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.Từ đó, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần phục vụ phát triển nhanh, bền vững của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, uy tín, thương hiệu đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcVề quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc quan trọng của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc, tăng cường quản lý nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, huy động sự vào cuộc của nhân dân; là nhiệm vụ mang tính lâu dài, phải làm thường xuyên, toàn diện, không ngừng nghỉ.Thủ tướng nhấn mạnh, việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, người tiêu dùng phải được đặt lên trên hết, trước hết. Tăng cường hiệu quả trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa phải gắn liền với quá trình sắp xếp địa giới hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan, bảo đảm không trùng chéo, không bỏ sót.Khẳng định đây là vấn đề được người dân rất quan tâm, ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi nhân dân, Thủ tướng nhấn mạnh phải tạo chuyển biến đột phá trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và coi trọng công tác thi đua, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng, khách quan, công bằng.Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng, Các địa phương thành lập tổ công tác do chủ tịch UBND làm tổ trưởng, có sự tham gia của đại diện các ngành để triển khai đợt cao điểm trong thời gian từ ngày 15/5-15/6, sau đó sẽ tiến hành sơ kết...Đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcNgăn chặn những quảng cáo sai sự thật kiểu 'thuốc chữa bách bệnh'Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, không để khoảng trống pháp lý, không vì sắp xếp tổ chức, bộ máy, địa giới hành chính mà buông lỏng quản lý.Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương xác lập các chuyên án, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; phối hợp với các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, kịp thời công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, phòng ngừa… Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương lực lượng công an đã có nhiều nỗ lực, bám sát tình hình, triển khai công tác nghiệp vụ và nêu rõ nhiệm vụ của ngành công an thời gian tới còn rất nặng nề trong công tác này.Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan, thuế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm phòng chống vi phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường xử lý các vụ việc vi phạm; hoàn thiện chính sách thương mại điện tử; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc thẩm quyền của bộ, ngành thì ban hành, sửa đổi các thông tư; nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì trình sửa đổi, bổ sung các nghị định, nghị quyết; xây dựng, sửa đổi các luật liên quan trình Quốc hội theo hình thức rút gọn trong thời gian sớm nhất.Bộ Công Thương lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chịu trách nhiệm chính, chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại. Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm cấp phép, quản lý theo lĩnh vực, địa bàn, đặc biệt chú ý các mặt hàng như thuốc chữa bệnh, sữa, lương thực, thực phẩm... Cùng với đó, quy định nhiệm vụ cụ thể nhiệm vụ của UBND cấp xã trong việc phối hợ với các sở, ngành, đơn vị quản lý kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất trên địa bàn; xây dựng Luật Thương mại điện tử, sửa đổi Luật Thương mại, sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá, các nghị định liên quan xuất nhập khẩu. Kiện toàn lực lượng quản lý thị trường ở địa phương. Nghiên cứu, đề xuất các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong trường hợp có các vụ việc vi phạm trên địa bàn.Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tham dự buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcLãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tham dự buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcBộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan sở hữu trí tuệ, điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh, nhất là trên môi trường số, thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, công bố sản phẩm sai sự thật.Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các công việc, đặc biệt là kiểm soát không để thuốc giả, thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam, đóng vai trò chủ lực, cương quyết đấu tranh và đẩy lùi, chấm dứt tình trạng thuốc giả, coi việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là trên hết, trước hết.Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là đối với thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả không rõ nguồn gốc; hoàn thiện các quy định về hậu kiểm, cấp phép hàng hoá, tinh thần là kiểm soát được nhưng phải bảo đảm thông thoáng, tích cực áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu; xây dựng Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn đã lạc hậu, tăng cường chế tài xử lý, nêu cao tính tự giác của các chủ thể liên quan và nâng cao tinh thần hưởng ứng của nhân dân.Bộ Nông nghiệp và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm đối với lâm sản, thuỷ sản, giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường kiểm soát việc sử dụng chất kích thích, hoá chất. Cùng với đó, tăng cường xây dựng thương hiệu, quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường cho nông sản, thực phẩm.Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý những người lợi dụng uy tín của mình để quảng cáo sai sự thật, nhất là trên môi trường mạng; cùng các cơ quan liên quan ngăn chặn những quảng cáo sai sự thật kiểu "thuốc chữa bách bệnh".Bộ Tư pháp phối hợp các bộ, ngành thúc đẩy, bổ sung, hoàn thiện thể chế để quản lý, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.Thủ tướng cũng yêu cầu cần phát động phong trào thi đua đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ - Ảnh: VGP/Nhật BắcUBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường xử lý nghiêm các vi phạm trên địa bàn; quan tâm phát triển kinh tế - xã hội nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; cùng lực lượng biên phòng, công an tăng cường quản lý chặt ở biên giới, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, kiểm soát, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái qua biên giới.Các cơ quan truyền thông, VTV, VOV, TTXVN, các cơ quan báo chí, các lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động về công tác này, giải thích về tác hại của các hành vi vi phạm và huy động sức mạnh của người dân; đồng thời, rà soát, kiểm soát các hoạt động quảng cáo.Thủ tướng cũng yêu cầu cần phát động phong trào thi đua đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ; đồng thời lưu ý, các cơ quan cần có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phân công 6 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm" trong công tác này.Hà Văn