Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa vì chính sách thuế quan

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ dự kiến lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm 20% trong nửa cuối năm và nước này sẽ đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng nếu chính sách thuế quan tiếp tục ở mức hiện tại.

1209-gia-tieu-dung-my-9659.jpg

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa vì chính sách thuế quan. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn như thời kỳ COVID-19 nếu mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc vẫn duy trì ở mức hiện tại.

Trang tin NBC News ngày 25/4 dẫn số liệu theo dõi tàu từ Port Optimizer cho biết các công ty đã hủy các lô hàng từ Trung Quốc và dừng các đơn đặt hàng mới sau khi ông Trump áp thuế 145% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng này.

Do đó, số lượng tàu chở hàng dự kiến cập cảng Los Angeles đang trên đà giảm 33% so với cùng kỳ năm trước trong tuần kết thúc vào ngày 10/5.

Theo thông lệ, các nhà bán lẻ Mỹ sẽ tăng cường đơn đặt hàng của họ cho 2 giai đoạn quan trọng vào cuối năm nay: mùa mua sắm trở lại trường học vào mùa Thu và kỳ nghỉ Đông.

 

Tình trạng sụt giảm trên đang tạo ra sự không chắc chắn về việc liệu người mua sắm Mỹ có thể lựa chọn được những mặt hàng mà họ đã quen trong những tháng tới hay không.

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia dự kiến lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm 20% trong nửa cuối năm nếu thuế quan vẫn tiếp tục ở mức hiện tại.

Ông Jonathan Gold, Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia cho biết một số sản phẩm có khả năng biến mất khỏi các kệ hàng trong những tháng tới sẽ là giày dép, quần áo, đồ chơi và đồ điện tử giá rẻ, những mặt hàng mà hoạt động sản xuất tập trung nhiều ở Trung Quốc.

Các mặt hàng dễ hỏng khác đến từ Trung Quốc, như nước táo và cá thì có hạn sử dụng hạn chế và khó dự trữ hơn đối với các nhà bán lẻ.

Mối đe dọa về các kệ hàng trống rỗng dường như đã gióng lên hồi chuông báo động bên trong Nhà Trắng.

 

Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump dường như đặc biệt lo ngại về tình trạng thiếu hụt sản phẩm vào các ngày lễ, như ngày 4/7 và Giáng sinh.

Sau cuộc họp với các nhà bán lẻ lớn trong tuần này, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc giảm thuế đối với Trung Quốc, mặc dù ông chưa có bất kỳ hành động chính thức nào.

Có một số nhà bán lẻ đã tăng cường nhập hàng từ Trung Quốc trước khi áp thuế, giúp họ có thêm thời gian để vượt qua mùa Hè, nhưng đó là điều khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ hơn, những doanh nghiệp thường không có tiền hoặc không có đòn bẩy với các nhà sản xuất.

Ngay cả khi ông Trump giảm thuế quan, tình trạng gián đoạn gây ra cho chuỗi cung ứng có thể mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng mới được khắc phục, do phải mất thời gian để tàu thuyền băng qua Thái Bình Dương và các bộ phận khác của chuỗi cung ứng hoạt động trở lại bình thường.

Ông Dean Croke, nhà phân tích chính tại “DAT Freight and Analytics” cho biết dòng hàng nhập khẩu giảm vào cảng sẽ có tác động lan tỏa đến phần còn lại của ngành vận tải biển.

 

Những chiếc xe tải chở hàng dư thừa, sự sụt giảm nhu cầu về tài xế, cùng với sự chậm lại ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế có thể khiến các tài xế rời khỏi ngành và góp phần gây ra tình trạng thiếu tài xế sau này./.

Xem nhiều nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tin quốc tế 1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin - Ảnh: TTXVNThủ tướng Mikhail Mishustin chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Nga, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại tại mỗi nước và trong quan hệ song phương. Thủ tướng Nga khẳng định, Nga luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Thủ tướng Nga nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1 vừa qua và gửi lời thăm hỏi đến Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng - Ảnh: TTXVNNhắc lại kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mikhail Mishustin vào tháng 1/2025, cũng như chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin tháng 6/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương. Tổng Bí thư cảm ơn tình cảm nồng hậu và sự đón tiếp trọng thị mà Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và bày tỏ vui mừng được trở lại nước Nga – đất nước gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam không chỉ bằng mối quan hệ chính trị – ngoại giao, mà còn bởi chiều sâu văn hóa, lịch sử và tình cảm nhân dân.Nhân dịp này, Tổng Bí thư chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Thủ tướng Mikhail Mishustin và các nhà lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương - Ảnh: TTXVNTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sâu sắc sự ủng hộ quý báu của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ. Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với các phương hướng lớn, đó là tiếp tục củng cố tin cậy chính trị thông qua tăng cường trao đổi đoàn các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và các tổ công tác thành viên; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh hợp tác năng lượng - dầu khí, năng lượng hạt nhân, mở rộng sang lĩnh vực năng lượng mới, nhất là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió; hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư;Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có truyền thống và thế mạnh, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; tăng cường kết nối địa phương, giao thông vận tải, du lịch... ; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động ổn định tại Nga.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất - Ảnh: TTXVNHai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng, như năng lượng, thương mại – đầu tư, công nghiệp quốc phòng, giao thông vận tải, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước; tháo gỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư; thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và chuyển đổi số.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất.