Làm giàu là vinh quang, là yêu nước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị sáng 18/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Làm giàu là vinh quang, là yêu nước- Ảnh 1.

 

           Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68 cũng đã nêu rõ một trong 8 nhóm giải pháp lớn là: Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước. Trong đó, sẽ tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nhân, doanh nghiệp điển hình, tiên tiến, kinh doanh hiệu quả, bền vững, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động vì cộng đồng.

Do đo, dù chưa phải là một lễ phát động chính thức, nhưng thông điệp trong phát biểu của Thủ tướng đã khơi dậy một định hướng tư tưởng phát triển đầy cảm hứng: làm giàu – nếu chính đáng, sáng tạo và có trách nhiệm – cũng là một hành động yêu nước.

Đáng chú ý, thông điệp ấy cũng đồng thời tháo cởi một định kiến đã âm ỉ lâu nay trong tâm lý xã hội: quan niệm rằng nghèo mới là trong sạch, còn giàu là đồng nghĩa với bóc lột, tha hóa. Trong một thời kỳ dài, tâm thức "nghi ngờ người giàu" khiến cho động lực vươn lên làm giàu chân chính bị kìm hãm và thành công kinh tế nhiều khi phải giấu mình. Giờ đây, khi người đứng đầu Chính phủ khẳng định "thi đua làm giàu" là hành động yêu nước, đó là một bước giải phóng tinh thần lớn – giúp khôi phục danh dự cho sự thành đạt và chính danh cho khát vọng phát triển cá nhân.

Như vậy, "làm giàu" được xác lập trong tầm nhìn quốc gia như một giá trị gắn với thi đua yêu nước – một bước chuyển sâu sắc trong tư duy phát triển: gắn khát vọng cá nhân với lý tưởng dân tộc, kết nối hành động kinh tế với tinh thần phụng sự Tổ quốc và nâng cao phẩm giá của sự thành công vật chất trong thời đại phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Làm giàu là vinh quang, là yêu nước- Ảnh 2.

 

                                       Làm giàu chính đáng không chỉ mang lại của cải cho cá nhân, mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lan tỏa các giá trị xã hội

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm giàu là quyền hiến định của mọi người dân. Nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, làm giàu không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ công dân. Làm giàu chính đáng không chỉ mang lại của cải cho cá nhân, mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lan tỏa các giá trị xã hội. Một doanh nhân thành công, một nông dân giỏi, một người trẻ khởi nghiệp hiệu quả – tất cả đều có thể trở thành những "chiến sĩ kinh tế" trong thời bình nếu thành quả của họ góp phần vào sự phồn vinh chung của đất nước.

Làm giàu, vì thế, cần được hiểu theo ba tầng ý nghĩa: làm giàu cho cá nhân là phát huy quyền tự do và năng lực sáng tạo; làm giàu cho cộng đồng là tạo ra giá trị chia sẻ và gắn kết xã hội; làm giàu cho quốc gia là nâng cao nội lực, mở rộng vị thế và củng cố bản lĩnh dân tộc. Ba tầng nghĩa ấy không tách rời mà lan tỏa trong nhau, hình thành một tư duy phát triển tích hợp – vừa giải phóng tiềm năng con người, vừa phát huy sức mạnh quốc gia.

Tuy nhiên, để phong trào thi đua làm giàu thành công và không rơi vào hình thức, điều kiện tiên quyết là phải được đặt trên nền tảng chính sách, thể chế và cơ chế hỗ trợ thực chất. Thi đua không thể triển khai bằng lời hô hào nếu môi trường kinh doanh còn bất ổn, nếu quyền sở hữu chưa được bảo vệ đầy đủ, nếu pháp luật chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Phong trào chỉ có ý nghĩa khi được gắn với cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, giảm rủi ro pháp lý và bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận cơ hội.

Điều quan trọng là đo đếm được giá trị thực chất: bao nhiêu sáng kiến kinh doanh có ích được ra đời, bao nhiêu việc làm bền vững được tạo ra, bao nhiêu cộng đồng được vươn lên thoát nghèo và khởi sắc nhờ nỗ lực cá nhân. Việc tôn vinh trong phong trào cần hướng đến những tấm gương làm giàu bằng đổi mới sáng tạo, bằng đạo đức kinh doanh, bằng tinh thần phụng sự, bằng cống hiên – chứ không chỉ đơn thuần là người có nhiều tài sản nhất.

Để làm được điều đó, cần xây dựng một hệ sinh thái phát triển đồng bộ. Chính sách phải khơi dậy động lực và bảo vệ quyền tự chủ. Thể chế phải minh bạch, ổn định và khả thi. Nguồn lực nhà nước cần được phân bổ thông minh để kích hoạt thị trường, hỗ trợ nhóm yếu thế và phát triển hạ tầng chiến lược. Và quan trọng nhất, khu vực tư nhân phải được nhìn nhận như lực lượng trung tâm trong chiến lược phát triển – không chỉ là đối tượng quản lý mà là chủ thể hành động.

"Thi đua làm giàu" không thay thế tinh thần yêu nước bằng tinh thần vật chất. Trái lại, nó mở rộng phạm vi của lòng yêu nước – từ chiến hào đến xưởng máy, từ ruộng đồng đến phòng họp khởi nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ Tổ quốc không chỉ bằng quốc phòng – an ninh, mà còn bằng năng lực cạnh tranh quốc gia, bằng sự thịnh vượng của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng đất.

Khi làm giàu trở thành một lý tưởng công dân, khi hành trình phát triển của mỗi người được kết nối với vận mệnh quốc gia, khi thi đua yêu nước được thể hiện qua từng hành động kinh tế cụ thể – thì đó chính là lúc chúng ta đang xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại, tự cường và đầy khát vọng.

Làm giàu là vinh quang, là yêu nước – nếu sự giàu có được dựng xây bằng chính khối óc, bàn tay và trái tim của người Việt Nam hướng về tương lai dân tộc.

Xem nhiều nhất

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Tin trong nước 1 ngày trước

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyếnThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.Thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, đến ngày 20 tháng 5 năm 2025, các bộ, ngành, địa phương đã tổng hợp, thống kê, công bố tổng số 6.358 TTHC (gồm: 5.801 TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành; 557 TTHC được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của địa phương), có 4.377 TTHC (chiếm 68,8%) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; 8.977 điều kiện kinh doanh; 3.086 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; 886 tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến thực hiện TTHC sản xuất, kinh doanh; 640 chế độ báo cáo của doanh nghiệp; tổng số chi phí tuân thủ TTHC hằng năm là hơn 120 nghìn tỷ đồng/năm; tổng thời gian giải quyết của 4.377 TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.Để kịp thời cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ TTHC đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai một số nội dung sau:1. Tập trung hoàn thành việc cập nhật, công khai kết quả tổng hợp, thống kê TTHC, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ TTHC thuộc phạm vi quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trước ngày 10 tháng 6 năm 2025.Cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, 30% chi phí tuân thủ TTHC, 30% điều kiện kinh doanh trong năm 20252. Khẩn trương tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, ít nhất 30% chi phí tuân thủ TTHC, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04 tháng 5 năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân và của Chính phủ tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025.Giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.Minh bạch hoá, số hoá, tự động hoá, áp dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là thành lập, giải thể doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm,...3. Tiếp tục hoàn thành việc thực thi phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết của 307 TTHC đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2025. 100% TTHC nội bộ được rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa phù hợp với quy định mới của pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền và việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh4. Bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.5. Giao các Đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ TTHC, thời gian giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan, địa phương theo các mục tiêu, yêu cầu, chỉ đạo tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ và các nhiệm vụ tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (trong báo cáo cải cách TTHC) trước ngày 25 hằng tháng.6. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.