Khám chữa bệnh BHYT không phân biệt địa giới theo tỉnh

(Chinhphu.vn) - Bà Vũ Thị Mỹ Hạnh (Hà Nội) hỏi, năm 2025 BHYT có thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh giữa các tuyến không? Căn cứ vào đâu?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, quy định về xếp cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ thực hiện từ ngày 1/1/2025 thay thế quy định về tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Tại Điều 22 Luật BHYT được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 51/2024/QH15 đã sửa đối quy định về mức hưởng khi tự đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các cấp chuyên môn kỹ thuật theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh, giữ ổn định tỷ lệ mức hưởng BHYT theo quy định của Luật BHYT và mở rộng với một số trường hợp, ví dụ: cơ sở khám, chữa bệnh thuộc cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước ngày 1/1/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện thì người tham gia BHYT vẫn được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT trong phạm vi chi trả và mức hưởng quy định trên thẻ khi đi khám, chữa bệnh tại đây.

Chinhphu.vn

Xem nhiều nhất

Phát hiện thuốc trị hen phế quản giả

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Ngày 29/5, Cục Quản lý Dược thông báo như trên sau khi Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm Hà Nội có kết quả kiểm tra mẫu sản phẩm lấy tại nhà thuốc An An ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.Nhãn thuốc ghi Theophylline Extended Release Tablets 200 mg (Theophylin 200 mg), số lô 21127, ngày sản xuất 26/2/2022 và hạn dùng 26/2/2026, nơi sản xuất Pharmacy Laboratories Plus. Nhãn sản phẩm không có thông tin về số giấy đăng ký lưu hành, số giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ tiêu định lượng Theophylin chỉ đạt 6,3% so với hàm lượng ghi trên nhãn.Vì vậy, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương kiểm tra, truy tìm nguồn gốc thuốc giả trên. Đồng thời, các trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành đối với thuốc có nguy cơ bị làm giả hoặc kém chất lượng. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội phối hợp công an, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng kiểm tra nhà thuốc An An, truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm có thông tin như trên và xử lý.Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân được khuyến cáo không mua bán, dùng sản phẩm trên, báo cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.Thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, do vậy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn được quy định tại Luật Dược và các văn bản pháp luật liên quan. Hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả bị nghiêm cấm. Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị xử lý hình sự thấp nhất từ hai năm tù, cao nhất là tử hình. Công an Thanh Hóa phát hiện thuốc giả hồi tháng 4. Ảnh: Lam SơnThời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả... Tuần trước, Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguồn gốc lô thuốc dạ dày giả ghi nhãn NEXIUM 40 mg Enterik Kapli Pellet Tablet (Esomeprazol) do không đạt chất lượng. Hồi giữa tháng 4, Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn và bắt giữ 14 người.Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế... Hoạt động kiểm tra diễn ra trong tháng cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nay đến 15/6. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là không vùng cấm, không ngoại lệ. Đồng thời, cá nhân, tổ chức, người quản lý nếu có dấu hiệu buông lỏng hoặc tiếp tay vi phạm sẽ bị truy trách nhiệm.