Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện

Chính phủ đề xuất cho phép trưởng công an xã (mới) có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của trưởng công an cấp huyện; chủ tịch UBND cấp xã (mới) có thẩm quyền xử phạt như chủ tịch UBND cấp huyện.

Sáng 15/5, Chính phủ trình Quốc hội tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính theo chương trình nghị sự.

Đây là dự án luật có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến tổ chức chính quyền địa phương và bộ máy của các cơ quan, đặc biệt là quy định về thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh; thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính...

Do đó, theo Chính phủ, cần phải khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật để phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bị tác động trực tiếp bởi việc sắp xếp, tổ chức bộ máy.

bqbht_br_bht-tv-logo-goc.jpg

Ảnh minh họa.

Theo đó, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng quy định chung cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cấp trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thay vì quy định các chức danh cụ thể như hiện nay.

Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành nhằm làm rõ hơn việc xử lý vi phạm hành chính theo phương thức điện tử như: quy định rõ hơn cách thức lập, ký đối với biên bản vi phạm hành chính được lập bằng phương thức điện tử; bổ sung việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử…

Trên cơ sở kiến nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, dự thảo Luật sửa đổi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.

Hướng được Chính phủ đề xuất là quy định thời hiệu cụ thể là 6 tháng kể từ ngày cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt nhận được hồ sơ vụ vi phạm, đồng thời giới hạn tối đa không quá 3 năm kể từ thời điểm kết thúc hành vi vi phạm hoặc thời điểm phát hiện hành vi vi phạm, nhằm hạn chế việc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Dự thảo luật cũng bổ sung mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; công nghiệp công nghệ số; dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo…

Đáng lưu ý, dự thảo luật lần này bổ sung quy định cụ thể những trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ.

Quy định này đi kèm với các điều kiện như: thời hạn sử dụng dưới 6 tháng tính từ thời điểm hết thời hạn tạm giữ; dễ bị hư hỏng, suy giảm chất lượng nếu không được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng...

Theo Chính phủ, quy định này nhằm khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đồng thời giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Trong quy định điều khoản chuyển tiếp, dự thảo luật cho phép trưởng công an xã (mới) có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của trưởng công an cấp huyện; chủ tịch UBND cấp xã (mới) có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện.

Chính phủ lý giải, việc trao thẩm quyền cao hơn cho lực lượng ở cấp xã (mới) là giải pháp cần thiết, phù hợp với giai đoạn chuyển tiếp, khi các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước chưa kịp sửa đổi, bổ sung theo quy định của dự thảo Luật.

Ngoài ra, các quy định trên cũng thể hiện rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong xử lý vi phạm hành chính, từ đó trao quyền và gắn với trách nhiệm cho chính quyền, lực lượng chức năng ở cấp cơ sở thường xuyên phát hiện, tiếp xúc, xử lý các hành vi vi phạm phát sinh trên địa bàn.

Dự kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9.

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Giám đốc CDC Hà Tĩnh: Đừng để sự chủ quan thành “kẽ hở” tấn công cơ thể bạn

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Vừa trở về sau hơn 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, chị Trần Hồng Nhung ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn chưa hết hối hận vì sự chủ quan của mình. Vốn là người khoẻ mạnh, lại đã tiêm phòng cảm cúm nên khi mắc các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, ho nhẹ, sốt nhẹ, chị Nhung cho rằng mình chỉ bị cảm, cơ thể mệt mỏi là do thời tiết cực đoan và chị không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị. Sau 5 ngày uống thuốc, dù các cơn sốt đã cắt nhưng cơ thể chị lại suy nhược kèm theo các cơn đau ngực, khó thở và ho có đờm.Do chủ quan nên từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, chị Nhung đã mắc viêm phổi, phải nhập viện điều trị."Khi quá mệt, tôi quyết định đi khám, kết quả là bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm phổi và chỉ định nhập viện để điều trị. Đến lúc này, tôi mới giật mình hối hận vì sự chủ quan của mình. Tôi cũng đã chia sẻ với bạn bè, người thân để mong mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là với bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt, phải lắng nghe cơ thể để kịp thời khám và điều trị" - chị Nhung cho biết.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu, điều trị sai cách, bệnh có thể kéo dài, chuyển biến xấu, lan xuống đường hô hấp dưới và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hen phế quản... Một số bệnh hô hấp mặc dù đơn giản nhưng điều trị không dễ, do người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Ảnh internetCũng chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường mà chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã phải nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi được thăm khám, chị được xác định mắc cúm A, viêm phổi không đặc hiệu, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày... "Nguyên nhân là do tôi bị cúm A mà không biết nên tự điều trị bằng các loại thuốc giải cảm. Sau hơn 1 tuần, khi cơ thể suy nhược, tôi đi khám mới hay mình đã quá chủ quan. 8 ngày phải điều trị kháng sinh trong bệnh viện đã cho tôi bài học sâu sắc. Hiện nay, dịch COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại, tôi mong rằng, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác vì mỗi một biểu hiện nhỏ đều có thể là một lời cảnh báo của cơ thể"- chị Nguyệt chia sẻ.Các bệnh lý hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, thậm chí lao phổi… thường khởi đầu bằng những biểu hiện rất nhẹ: ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng. Chính sự “giống cảm cúm” ấy khiến nhiều người bỏ qua, dẫn tới điều trị muộn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Tâm lý ngại đi viện hoặc nghĩ rằng có thể tự điều trị tại nhà là nguyên nhân khiến tình trạng nặng lên. Và thực tế là có nhiều bệnh nhân đã phải điều trị kháng sinh liều cao, lâu dài thì bệnh mới thuyên giảm.Sự chủ quan khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên.Bác sỹ Hoàng Viết Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "Đã qua giai đoạn cao điểm của dịch cúm nhưng thời tiết vẫn khá cực đoan, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải là không có nên người dân cần phải lắng nghe cơ thể kỹ hơn và không nên tự chẩn đoán, tự điều trị. Đặc biệt, ngoài những bệnh lý hô hấp thông thường, sự chủ quan còn đáng báo động hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là Thái Lan".Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc COVID-19, tại 27 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận 148 trường hợp mắc và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, chỉ có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình 20 ca mắc/tuần. Dù vậy, trong những diễn biến mới của dịch bệnh ở nhiều nước, là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và du lịch biển đang vào mùa, Hà Tĩnh cũng đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Và rất có thể, sự chủ quan của người dân sẽ tạo "kẽ hở" để các biến chứng của COVID-19 tấn công. Đặc biệt là khi biến thể của dịch COVID-19 lần này được xác định đã xuất hiện từ năm 2023, lại chưa có bằng chứng biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng và trên phạm vi toàn cầu chưa có cảnh báo mới đối với COVID-19.Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, người dân cần test để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: internetTheo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các triệu chứng chính của đợt COVID-19 hiện tại bao gồm: sốt cao, ho, viêm kết mạc (kèm ngứa mắt), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu... "Nếu có bất kỳ một triệu chứng nào, người dân cần đi khám để được phát hiện, điều trị đúng cách bởi vì biến chứng từ COVID-19 không chỉ là các bệnh về hô hấp mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác" - bác sĩ Hoàng Viết Cường khuyến cáo.Một người chủ quan có thể đánh đổi bằng cả lá phổi của chính mình. Một cộng đồng chủ quan, có thể phải trả giá bằng một làn sóng dịch mới. Sự tỉnh táo và chủ động trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân là trách nhiệm của mỗi người dân. Không nên để sự chủ quan trở thành “kẽ hở” khiến bệnh tật âm thầm tấn công cơ thể, thậm chí tấn công cả cộng đồng, nhất là trong các thời điểm diễn ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, cúm B, sởi, COVID-19, sốt xuất huyết...Thạc sĩ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh