Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 1.

 

                                   Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4/2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4/2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Sau lễ đón chính thức sáng ngày 28/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Thủ tướng Ishiba thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản; cảm ơn Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi vừa qua cũng như trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Thủ tướng Ishiba cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ và nhân dân Việt Nam; cho rằng vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền tảng tư tưởng xuyên suốt là hoà bình, bác ái là yếu tố then chốt đối với thành công của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam; chia sẻ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển của Việt Nam kể từ chuyến thăm Việt Nam trên cương vị Nghị sĩ trẻ 35 năm trước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 2.

 

                                                                                   Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy và quan trọng hàng đầu của Việt Nam; đánh giá quan hệ hai nước có tiềm năng hợp tác ngày càng rộng lớn với nền tảng là sự tin cậy chính trị, giao lưu nhân dân lâu đời và thế mạnh bổ sung lẫn nhau.

Cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp của nguồn vốn vay ODA và đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng chia sẻ các giải pháp trong "bộ tứ chiến lược" để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm đột phá phát triển khoa học công nghệ, thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 3.

 

                                                                            Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Ishiba đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới; khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ.

Trong không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi toàn diện về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản sau gần 2 năm nâng cấp lên khuôn khổ quan hệ mới; đánh giá cao những tiến triển đã đạt được sau 2 lần gặp gỡ, trao đổi giữa 2 Thủ tướng chỉ trong gần 1 năm qua.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 4.

 

                                                       Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy và quan trọng hàng đầu của Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên cũng trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung về các phương hướng lớn và biện pháp đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, tiến vào kỷ nguyên mới trên phương châm "chân thành, tình cảm, tin cậy, thực chất, hiệu quả, cùng có lợi" trong 5 lĩnh vực gồm quan hệ chính trị; kinh tế, kết nối nguồn nhân lực; an ninh - quốc phòng; khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh; hợp tác tại các diễn đàn đa phương.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao hàng năm; thúc đẩy trao đổi để sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, thúc đẩy gặp gỡ thường xuyên giữa 2 Thủ tướng, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, đối thoại; tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất trong đó có hợp tác về công nghệ quốc phòng, giải quyết các hậu quả của chiến tranh, cứu hộ, cứu nạn, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, an ninh mạng... 

Hai bên nhất trí nâng cấp cơ chế Đối thoại Đối tác chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao lên Đối thoại 2+2 cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng và tổ chức phiên họp đầu tiên trong năm 2025.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 5.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ hai nước có tiềm năng hợp tác ngày càng rộng lớn với nền tảng là sự tin cậy chính trị, giao lưu nhân dân lâu đời và thế mạnh bổ sung lẫn nhau - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ, đẩy mạnh liên kết kinh tế thực chất và bền vững hơn, qua đó hỗ trợ nhau cùng phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế khó khăn hiện nay.

Hai bên nhất trí thúc đẩy sôi động hóa hợp tác ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại thực chất, hiệu quả, bền vững.

Đánh giá cao các tiến triển đã đạt được trong một số dự án quan trọng như Đường sắt đô thị tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên nhất trí đẩy nhanh và đặt tiến độ cụ thể đối với nhiều dự án mang tính biểu tượng của quan hệ hai nước như Đại học Việt – Nhật, Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở II, cũng như các dự án của Trung tâm vũ trụ Việt Nam…

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 6.

 

                                                                           Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực, ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2025 - 2030 trong năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Trên cơ sở sự tương đồng về chiến lược phát triển dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số, hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương; nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển kinh tế số, bán dẫn, lượng tử, năng lượng nguyên tử, IT, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng…

Nhất trí nâng cao hiệu quả các cơ chế, khuôn khổ hợp tác về khoa học-công nghệ thông qua tổ chức khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp về Khoa học Công nghệ trong năm 2026 và nghiên cứu khả năng thành lập cơ chế hợp tác mới về khoa học công nghệ theo hướng hợp tác công – tư.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 7.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến lễ trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, giới khoa học và doanh nghiệp hai nước; tăng cường cung cấp học bổng cho du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam; hỗ trợ cộng đồng 70 doanh nghiệp và 5.000 kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và quá trình chuyển đổi số của Nhật Bản.

Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ hỗ trợ các dự án nghiên cứu chung, đào tạo tiến sĩ ngành bán dẫn của Việt Nam thông qua Dự án hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Nhật Bản – ASEAN (NEXUS); thông báo Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp tích cực tổ chức Diễn đàn địa phương Việt Nam - Nhật Bản tại Việt Nam vào cuối năm 2025; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống. 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, hai bên nhất trí trong năm 2025 sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy xây dựng Biên bản ghi nhớ hợp tác về chương trình lao động mới "việc làm để phát triển kỹ năng".

Thủ tướng Ishiba đánh giá cao đóng góp và khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng hơn 600.000 người Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về việc đơn giản hóa thủ tục, mở rộng diện cấp thị thực nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu 2 triệu lượt khách du lịch thăm lẫn nhau mỗi năm.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương- Ảnh 8.

 

                                                                        Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru gặp gỡ báo chí chung và thông báo những kết quả chính trong hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Trao đổi về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Mekong, Liên Hợp Quốc... 

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế và hệ thống thương mại tự do, rộng mở, bao hàm, dựa trên luật lệ, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2027 và nghiên cứu tích cực việc cử đại diện Chính phủ Nhật Bản dự Lễ ký Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2025. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Nhật Bản đã tham dự tích cực vào Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển toàn cầu 2030 (P4G); thông báo Việt Nam sẽ cử đoàn tham dự hoạt động Ngày Việt Nam tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.

Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru đã chứng kiến Lễ trao đổi văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước, gặp gỡ báo chí chung và thông báo những kết quả chính trong hội đàm. 

Cùng ngày, hai Thủ tướng dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn./.

Xem nhiều nhất

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Tin trong nước 1 ngày trước

Tùy loại hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch mà thời hạn lưu trữ là 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn, đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế.Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.Thông tư quy định hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thời hạn lưu trữ: đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế, 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn.Việc áp dụng các quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau: Thời hạn lưu trữ dùng để xác định thời hạn lưu trữ cho các hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mức xác định thời hạn lưu trữ không được thấp hơn mức thời hạn lưu trữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.Đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cá nhân chưa được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, cơ quan, tổ chức và các cá nhân áp dụng thời hạn lưu trữ tương đương với nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng có trong Phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xác định.Thông tư quy định, những hồ sơ, tài liệu sau đây có thời hạn lưu trữ vĩnh viễn:- Hồ sơ xây dựng, ban hành, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ thẩm định phê duyệt phương án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Kế hoạch thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Văn kiện thỏa thuận hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ về đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách của UNESCO (công nhận/hủy bỏ công nhận, ghi danh/ hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách quốc gia (xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ, tài liệu Đại hội Thể thao Thế giới; Đại hội Thể thao Châu Á; Đại hội Thể thao Đông Nam Á; Đại hội Thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới;- Hồ sơ xúc tiến du lịch các thị trường trong và ngoài nước (tham gia, tổ chức các hội chợ du lịch trong và ngoài nước);- Hồ sơ tổ chức Năm du lịch Quốc gia;- Hồ sơ về việc công nhận khu du lịch và điểm du lịch tại địa phương;- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả...Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 70 năm gồm:- Hồ sơ cấp/cấp đổi Giấy phép thành lập nhà xuất bản;- Hồ sơ cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi/bị mất hoặc bị hỏng);- Hồ sơ cấp/ cấp lại Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;- Hồ sơ xác nhận/xác nhận thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 50 năm gồm:- Hồ sơ cấp, thu hồi Quyết định sản xuất phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam; Giấy phép cung cấp dịch vụ quy phim tài liệu, phim khoa hoc, phim hoạt hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng Kế hoạch sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;- Hồ sơ xây dựng cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 20 năm gồm:- Hồ sơ trao đổi hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án công trình quan trọng quốc gia đã được phê duyệt và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hoá nước ngoài tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng và quản lý các dữ liệu, cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;- Hồ sơ xin phép đưa di sản văn hóa ra nước ngoài để nghiên cứu, trưng bày, bảo quản hoặc đưa về nước;- Hồ sơ về tổ chức hoạt động của bảo tàng;- Hồ sơ cấp phép, cấp chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành di sản văn hóa (cấp/cấp lại);- Video, clip, trailer Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim; Quyết định không cho phép phổ biến phim và Quyết định dừng phổ biến phim;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng;- Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 10 năm gồm:- Hồ sơ về truyền thông, tuyên truyền các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp phép, thủ tục thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mục đích kinh doanh/không nhằm mục đích kinh doanh;- Hồ sơ xuất bản tạp chí, đặc san, tài liệu chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ các cuộc liên hoan, triển lãm, trưng bày, cuộc thi về di sản văn hóa;- Hồ sơ lưu niệm danh nhân, đặt tên đường phố, thành phố sáng tạo;- Hồ sơ di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác;- Hồ sơ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;- Hồ sơ dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;- Hồ sơ lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại;- Văn bản liên quan đến thỏa thuận kiện toàn Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng;- Hồ sơ thẩm định cấp phép lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ cấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ;- Hồ sơ xây dựng đời sống văn hóa;- Hồ sơ quản lý và sử dụng pháo hoa;- Hồ sơ thẩm định sản phẩm quảng cáo;- Hồ sơ thẩm định Ngày truyền thống;- Hồ sơ cụm cổ động tuyên truyền biên giới...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 05 năm gồm:- Hồ sơ thủ tục thông báo tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình;- Hồ sơ về giám định quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 02 năm gồm:- Hồ sơ quản lý, kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử;- Hồ sơ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.Thanh Minh