Công an Hà Tĩnh tích cực hướng dẫn người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp

(Baohatinh.vn) - Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 55.551 lượt người dân truy cập ứng dụng VNeID gửi góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

bqbht_br_cbcs-tuyen-truyen-huong-dan-thao-tac-cho-nguoi-dan-gop-y-hien-phap.jpg

CBCS hướng dẫn thao tác cho người dân góp ý Hiến pháp

Hưởng ứng đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 theo chỉ đạo của Bộ Công an và UBND tỉnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân tham gia góp ý qua nền tảng số VNeID.

Nhằm phát huy vai trò chủ động của lực lượng công an trong ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng định danh điện tử (VneID) để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, minh bạch hóa quá trình lấy ý kiến và đảm bảo quyền được tham gia xây dựng pháp luật của mọi công dân, vừa qua Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VneID.

Theo đó, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, lực lượng công an từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền lưu động, kết hợp lồng ghép trong các cuộc họp tổ dân phố, thôn xóm và các hội nghị ở địa phương.

Cán bộ, chiến sĩ tập trung giới thiệu tới Nhân dân những nội dung cơ bản trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; làm rõ mục đích, ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết cho người dân cách thức tham gia góp ý thông qua ứng dụng VNeID - nền tảng công nghệ số do Bộ Công an phát triển, tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch, nhanh chóng trong việc gửi và tiếp nhận ý kiến đóng góp.

bqbht_br_luc-luong-cong-an-long-ghep-tuyen-truyen-huong-dan-nhuoi-dan-trong-cac-cuoc-hop-to-dan-pho.jpg

Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 55.551 lượt người dân truy cập ứng dụng VNeID gửi góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Đại uý Phạm Hồng Thái - Trưởng Công an thị trấn Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Việc lấy ý kiến Nhân dân không chỉ thể hiện tinh thần dân chủ, mà còn góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Qua nền tảng VNeID, người dân có thể dễ dàng gửi ý kiến mà không cần đến trực tiếp cơ quan chức năng.”

Theo ghi nhận, chỉ trong thời gian chưa tới 1 tuần triển khai, từ ngày 9/5 đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 55.551 lượt người dân truy cập ứng dụng và gửi góp ý, xếp thứ 6 toàn quốc. Nhiều ý kiến tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân, tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương, và vai trò của Mặt trận Tổ quốc.

Bà Trần Thị Hòa - người dân ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh bày tỏ: “Trước giờ tôi cứ nghĩ góp ý sửa Hiến pháp là chuyện lớn, khó tiếp cận. Nhưng được các anh công an xã hướng dẫn tận tình, tôi thấy việc này đơn giản và ý nghĩa.”

Có thể khẳng định, việc sử dụng VNeID để lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013 không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh lực lượng công an hiện đại, gần dân, phục vụ dân. Qua đó, lực lượng công an khẳng định vai trò tiên phong trong ứng dụng công nghệ số phục vụ cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian tới, Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi, người dân vùng sâu vùng xa và những người chưa quen sử dụng công nghệ. Đồng thời, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để lan tỏa mạnh mẽ phong trào góp ý xây dựng Hiến pháp trong toàn dân.

 

Xem nhiều nhất

Giám đốc CDC Hà Tĩnh: Đừng để sự chủ quan thành “kẽ hở” tấn công cơ thể bạn

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Vừa trở về sau hơn 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, chị Trần Hồng Nhung ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn chưa hết hối hận vì sự chủ quan của mình. Vốn là người khoẻ mạnh, lại đã tiêm phòng cảm cúm nên khi mắc các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, ho nhẹ, sốt nhẹ, chị Nhung cho rằng mình chỉ bị cảm, cơ thể mệt mỏi là do thời tiết cực đoan và chị không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị. Sau 5 ngày uống thuốc, dù các cơn sốt đã cắt nhưng cơ thể chị lại suy nhược kèm theo các cơn đau ngực, khó thở và ho có đờm.Do chủ quan nên từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, chị Nhung đã mắc viêm phổi, phải nhập viện điều trị."Khi quá mệt, tôi quyết định đi khám, kết quả là bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm phổi và chỉ định nhập viện để điều trị. Đến lúc này, tôi mới giật mình hối hận vì sự chủ quan của mình. Tôi cũng đã chia sẻ với bạn bè, người thân để mong mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là với bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt, phải lắng nghe cơ thể để kịp thời khám và điều trị" - chị Nhung cho biết.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu, điều trị sai cách, bệnh có thể kéo dài, chuyển biến xấu, lan xuống đường hô hấp dưới và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hen phế quản... Một số bệnh hô hấp mặc dù đơn giản nhưng điều trị không dễ, do người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Ảnh internetCũng chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường mà chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã phải nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi được thăm khám, chị được xác định mắc cúm A, viêm phổi không đặc hiệu, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày... "Nguyên nhân là do tôi bị cúm A mà không biết nên tự điều trị bằng các loại thuốc giải cảm. Sau hơn 1 tuần, khi cơ thể suy nhược, tôi đi khám mới hay mình đã quá chủ quan. 8 ngày phải điều trị kháng sinh trong bệnh viện đã cho tôi bài học sâu sắc. Hiện nay, dịch COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại, tôi mong rằng, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác vì mỗi một biểu hiện nhỏ đều có thể là một lời cảnh báo của cơ thể"- chị Nguyệt chia sẻ.Các bệnh lý hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, thậm chí lao phổi… thường khởi đầu bằng những biểu hiện rất nhẹ: ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng. Chính sự “giống cảm cúm” ấy khiến nhiều người bỏ qua, dẫn tới điều trị muộn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Tâm lý ngại đi viện hoặc nghĩ rằng có thể tự điều trị tại nhà là nguyên nhân khiến tình trạng nặng lên. Và thực tế là có nhiều bệnh nhân đã phải điều trị kháng sinh liều cao, lâu dài thì bệnh mới thuyên giảm.Sự chủ quan khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên.Bác sỹ Hoàng Viết Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "Đã qua giai đoạn cao điểm của dịch cúm nhưng thời tiết vẫn khá cực đoan, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải là không có nên người dân cần phải lắng nghe cơ thể kỹ hơn và không nên tự chẩn đoán, tự điều trị. Đặc biệt, ngoài những bệnh lý hô hấp thông thường, sự chủ quan còn đáng báo động hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là Thái Lan".Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc COVID-19, tại 27 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận 148 trường hợp mắc và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, chỉ có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình 20 ca mắc/tuần. Dù vậy, trong những diễn biến mới của dịch bệnh ở nhiều nước, là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và du lịch biển đang vào mùa, Hà Tĩnh cũng đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Và rất có thể, sự chủ quan của người dân sẽ tạo "kẽ hở" để các biến chứng của COVID-19 tấn công. Đặc biệt là khi biến thể của dịch COVID-19 lần này được xác định đã xuất hiện từ năm 2023, lại chưa có bằng chứng biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng và trên phạm vi toàn cầu chưa có cảnh báo mới đối với COVID-19.Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, người dân cần test để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: internetTheo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các triệu chứng chính của đợt COVID-19 hiện tại bao gồm: sốt cao, ho, viêm kết mạc (kèm ngứa mắt), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu... "Nếu có bất kỳ một triệu chứng nào, người dân cần đi khám để được phát hiện, điều trị đúng cách bởi vì biến chứng từ COVID-19 không chỉ là các bệnh về hô hấp mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác" - bác sĩ Hoàng Viết Cường khuyến cáo.Một người chủ quan có thể đánh đổi bằng cả lá phổi của chính mình. Một cộng đồng chủ quan, có thể phải trả giá bằng một làn sóng dịch mới. Sự tỉnh táo và chủ động trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân là trách nhiệm của mỗi người dân. Không nên để sự chủ quan trở thành “kẽ hở” khiến bệnh tật âm thầm tấn công cơ thể, thậm chí tấn công cả cộng đồng, nhất là trong các thời điểm diễn ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, cúm B, sởi, COVID-19, sốt xuất huyết...Thạc sĩ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh