Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.

22/04/2025 21:12

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035- Ảnh 1.

 

                                                                                             Ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước

Quyết định nêu rõ, mục tiêu chung nhằm ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu cụ thể là khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí.

Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí. Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: 1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí; 2. Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả; 3. Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; 4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; 5. Tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí; 7. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong phòng, chống lãng phí; 8. Tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.

Theo đó, về tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả: Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Rà soát, đánh giá lại việc giao, quản lý biên chế.

Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý nợ công: Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, giữ bội chi ngân sách nhà nước và nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ; triển khai công cụ quản lý nợ theo quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, bảo đảm hiệu quả, an toàn và thanh khoản của ngân sách nhà nước. Bố trí thanh toán trả nợ các khoản nợ gốc, lãi của ngân sách nhà nước kịp thời, đầy đủ, đúng hạn. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của ngân sách trung ương và khả năng đáp ứng của thị trường. Quản lý ngân quỹ nhà nước đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ.

Về đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, cắt giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp...

Đối với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

Đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa; rà soát, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi triệt để tiền, tài sản nhà nước; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Chiến lược được thực hiện theo hai giai đoạn

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2025 đến năm 2030): Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lãng phí.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2031 đến năm 2035): Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống lãng phí và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2031 - 2035 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2036.

Xem nhiều nhất

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Tin trong nước 1 ngày trước

Tùy loại hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch mà thời hạn lưu trữ là 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn, đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế.Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.Thông tư quy định hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thời hạn lưu trữ: đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế, 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn.Việc áp dụng các quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau: Thời hạn lưu trữ dùng để xác định thời hạn lưu trữ cho các hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mức xác định thời hạn lưu trữ không được thấp hơn mức thời hạn lưu trữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.Đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cá nhân chưa được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, cơ quan, tổ chức và các cá nhân áp dụng thời hạn lưu trữ tương đương với nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng có trong Phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xác định.Thông tư quy định, những hồ sơ, tài liệu sau đây có thời hạn lưu trữ vĩnh viễn:- Hồ sơ xây dựng, ban hành, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ thẩm định phê duyệt phương án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Kế hoạch thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Văn kiện thỏa thuận hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ về đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách của UNESCO (công nhận/hủy bỏ công nhận, ghi danh/ hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách quốc gia (xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ, tài liệu Đại hội Thể thao Thế giới; Đại hội Thể thao Châu Á; Đại hội Thể thao Đông Nam Á; Đại hội Thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới;- Hồ sơ xúc tiến du lịch các thị trường trong và ngoài nước (tham gia, tổ chức các hội chợ du lịch trong và ngoài nước);- Hồ sơ tổ chức Năm du lịch Quốc gia;- Hồ sơ về việc công nhận khu du lịch và điểm du lịch tại địa phương;- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả...Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 70 năm gồm:- Hồ sơ cấp/cấp đổi Giấy phép thành lập nhà xuất bản;- Hồ sơ cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi/bị mất hoặc bị hỏng);- Hồ sơ cấp/ cấp lại Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;- Hồ sơ xác nhận/xác nhận thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 50 năm gồm:- Hồ sơ cấp, thu hồi Quyết định sản xuất phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam; Giấy phép cung cấp dịch vụ quy phim tài liệu, phim khoa hoc, phim hoạt hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng Kế hoạch sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;- Hồ sơ xây dựng cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 20 năm gồm:- Hồ sơ trao đổi hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án công trình quan trọng quốc gia đã được phê duyệt và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hoá nước ngoài tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng và quản lý các dữ liệu, cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;- Hồ sơ xin phép đưa di sản văn hóa ra nước ngoài để nghiên cứu, trưng bày, bảo quản hoặc đưa về nước;- Hồ sơ về tổ chức hoạt động của bảo tàng;- Hồ sơ cấp phép, cấp chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành di sản văn hóa (cấp/cấp lại);- Video, clip, trailer Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim; Quyết định không cho phép phổ biến phim và Quyết định dừng phổ biến phim;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng;- Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 10 năm gồm:- Hồ sơ về truyền thông, tuyên truyền các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp phép, thủ tục thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mục đích kinh doanh/không nhằm mục đích kinh doanh;- Hồ sơ xuất bản tạp chí, đặc san, tài liệu chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ các cuộc liên hoan, triển lãm, trưng bày, cuộc thi về di sản văn hóa;- Hồ sơ lưu niệm danh nhân, đặt tên đường phố, thành phố sáng tạo;- Hồ sơ di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác;- Hồ sơ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;- Hồ sơ dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;- Hồ sơ lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại;- Văn bản liên quan đến thỏa thuận kiện toàn Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng;- Hồ sơ thẩm định cấp phép lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ cấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ;- Hồ sơ xây dựng đời sống văn hóa;- Hồ sơ quản lý và sử dụng pháo hoa;- Hồ sơ thẩm định sản phẩm quảng cáo;- Hồ sơ thẩm định Ngày truyền thống;- Hồ sơ cụm cổ động tuyên truyền biên giới...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 05 năm gồm:- Hồ sơ thủ tục thông báo tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình;- Hồ sơ về giám định quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 02 năm gồm:- Hồ sơ quản lý, kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử;- Hồ sơ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.Thanh Minh