Câu chuyện truyền cảm hứng của nữ tình nguyện viên 30 lần hiến máu, đăng ký hiến tạng

(Baohatinh.vn) - Với 30 lần hiến máu, đăng ký hiến tạng sau khi qua đời, chị Từ Thị Tuyên (SN 1989) là cá nhân duy nhất của Hà Tĩnh được đề xuất vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Xuất thân là sinh viên ngành dược của Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, từng công tác tại Trạm Y tế xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà, nay thuộc TP Hà Tĩnh) từ năm 2014-2016 nên chị Từ Thị Tuyên (trú thôn Trung Phú - xã Thạch Thắng) có kiến thức về y học, chăm sóc sức khỏe và hiểu biết, nhận thức đúng đắn về hiến máu tình nguyện.

bqbht_br_1-8216.jpg

Chị Từ Thị Tuyên - người phụ nữ với trái tim ấm áp và tấm lòng thiện nguyện cao cả.

Bằng trái tim ấm áp và trách nhiệm với cộng đồng xã hội, chị Tuyên đã gắn bó với hoạt động thiện nguyện, hiến máu nhân đạo trong suốt 14 năm qua (2011-2025). Chị Tuyên chia sẻ: “Khi còn là sinh viên, tôi thường xuyên hiến máu tại các chương trình do đoàn trường, đoàn cấp trên tổ chức. Khi trải qua biến cố người thân phải cấp cứu và được tiếp nhận nguồn máu tình nguyện mới qua cơn nguy kịch, tôi càng thêm trân quý và quyết định sẽ hiến máu thường xuyên để giúp đời, giúp người”.

Với tâm nguyện đó, chị Tuyên đã trở thành cái tên quen thuộc trong cộng đồng người hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An. Là một trình dược viên, công việc phải di chuyển thường xuyên nhưng khi có thông tin về chương trình hiến máu tình nguyện là chị đăng ký tham gia. Chị còn là “địa chỉ tin cậy” của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn huyện Thạch Hà, TP Hà Tĩnh mỗi khi cần hiến máu trực tiếp cấp cứu bệnh nhân nguy kịch.

bqbht_br_4-9091.jpg

Chị Tuyên là "địa chỉ tin cậy" của các chương trình hiến máu nhân đạo, các bệnh viện khi có ca cấp cứu cần máu gấp.

Trong hàng chục lần hiến máu trực tiếp cứu người, chị vẫn nhớ mãi lần cứu sống một sản phụ bị xuất huyết sau sinh vào năm 2016. Buổi sáng hôm đó, chị đã tham gia hiến máu tại một chương trình hiến máu nhân đạo. Hơn 22h đêm cùng ngày, khi đã cùng chồng con chuẩn bị đi ngủ thì chị nhận được điện thoại của nhân viên một bệnh viện ở TP Hà Tĩnh báo có sản phụ cần máu gấp.

Lúc đó, bên ngoài trời mưa tầm tã, nhiều tuyến đường đã bắt đầu ngập; bệnh viện không thể kêu gọi được nguồn máu để cấp cứu cho sản phụ. Ở cách bệnh viện không xa nên chỉ có chị Tuyên mới hỗ trợ được trong trường hợp khẩn cấp này.

bqbht_br_2.jpg

Trong 14 năm liền, chị Tuyên đã có 30 lần hiến máu và đăng ký hiến tạng sau khi qua đời.

Dù đã định từ chối với lý do vừa hiến máu buổi sáng nhưng qua giọng nói, thái độ lo lắng, gấp gáp của đầu dây bên kia, chị hiểu mức độ nguy cấp của bệnh nhân nên quyết định phóng xe trong đêm tối giữa cơn mưa như trút nước để đến bệnh viện.

“Trong tình thế đó, lương tâm không cho phép được suy nghĩ, đắn đo nhiều, tôi chỉ tâm niệm phải cứu người. May mắn là ca cấp cứu đã thành công, mẹ con sản phụ qua cơn nguy kịch, sức khỏe của tôi cũng không bị ảnh hưởng nhiều…” - chị Tuyên trải lòng.

bqbht_br_5.jpg

Chị Tuyên (người mặc váy sọc đỏ) là một trong những cá nhân điển hình của phong trào hiến máu huyện Thạch Hà giai đoạn 2015 - 2020.

 

Không chỉ tích cực hiến máu cứu người mà với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, cách đây 8 năm, chị Tuyên đã đăng ký tình nguyện hiến mô, tạng sau khi qua đời tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia. Bên cạnh đó, chị còn thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện: phát suất ăn miễn phí cho bệnh nhân, tặng quà cho người nghèo…

Với 30 lần hiến hơn 7.500 ml máu cùng những đóng góp cho công tác tình nguyện, chị Tuyên nhiều lần được các cấp, ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen: Hội Chữ thập đỏ tỉnh (2019), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (2019), UBND huyện Thạch Hà (2020), UBND tỉnh (2020)… Hiện chị là cá nhân duy nhất được Hội Chữ thập đỏ tỉnh đề xuất Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Chị Từ Thị Tuyên là cá nhân xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện của Hà Tĩnh. Tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của chị đã góp phần lan tỏa tinh thần nhân đạo của phong trào hiến máu tình nguyện đến với cộng đồng, xã hội, thắp sáng hy vọng, niềm tin cho người bệnh, cùng nhau xây dựng một xã hội nhân ái tràn đầy yêu thương, hạnh phúc.

Bà Trần Thị Hải Việt - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Giám đốc CDC Hà Tĩnh: Đừng để sự chủ quan thành “kẽ hở” tấn công cơ thể bạn

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Vừa trở về sau hơn 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, chị Trần Hồng Nhung ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn chưa hết hối hận vì sự chủ quan của mình. Vốn là người khoẻ mạnh, lại đã tiêm phòng cảm cúm nên khi mắc các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, ho nhẹ, sốt nhẹ, chị Nhung cho rằng mình chỉ bị cảm, cơ thể mệt mỏi là do thời tiết cực đoan và chị không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị. Sau 5 ngày uống thuốc, dù các cơn sốt đã cắt nhưng cơ thể chị lại suy nhược kèm theo các cơn đau ngực, khó thở và ho có đờm.Do chủ quan nên từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, chị Nhung đã mắc viêm phổi, phải nhập viện điều trị."Khi quá mệt, tôi quyết định đi khám, kết quả là bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm phổi và chỉ định nhập viện để điều trị. Đến lúc này, tôi mới giật mình hối hận vì sự chủ quan của mình. Tôi cũng đã chia sẻ với bạn bè, người thân để mong mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là với bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt, phải lắng nghe cơ thể để kịp thời khám và điều trị" - chị Nhung cho biết.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu, điều trị sai cách, bệnh có thể kéo dài, chuyển biến xấu, lan xuống đường hô hấp dưới và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hen phế quản... Một số bệnh hô hấp mặc dù đơn giản nhưng điều trị không dễ, do người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Ảnh internetCũng chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường mà chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã phải nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi được thăm khám, chị được xác định mắc cúm A, viêm phổi không đặc hiệu, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày... "Nguyên nhân là do tôi bị cúm A mà không biết nên tự điều trị bằng các loại thuốc giải cảm. Sau hơn 1 tuần, khi cơ thể suy nhược, tôi đi khám mới hay mình đã quá chủ quan. 8 ngày phải điều trị kháng sinh trong bệnh viện đã cho tôi bài học sâu sắc. Hiện nay, dịch COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại, tôi mong rằng, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác vì mỗi một biểu hiện nhỏ đều có thể là một lời cảnh báo của cơ thể"- chị Nguyệt chia sẻ.Các bệnh lý hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, thậm chí lao phổi… thường khởi đầu bằng những biểu hiện rất nhẹ: ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng. Chính sự “giống cảm cúm” ấy khiến nhiều người bỏ qua, dẫn tới điều trị muộn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Tâm lý ngại đi viện hoặc nghĩ rằng có thể tự điều trị tại nhà là nguyên nhân khiến tình trạng nặng lên. Và thực tế là có nhiều bệnh nhân đã phải điều trị kháng sinh liều cao, lâu dài thì bệnh mới thuyên giảm.Sự chủ quan khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên.Bác sỹ Hoàng Viết Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "Đã qua giai đoạn cao điểm của dịch cúm nhưng thời tiết vẫn khá cực đoan, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải là không có nên người dân cần phải lắng nghe cơ thể kỹ hơn và không nên tự chẩn đoán, tự điều trị. Đặc biệt, ngoài những bệnh lý hô hấp thông thường, sự chủ quan còn đáng báo động hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là Thái Lan".Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc COVID-19, tại 27 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận 148 trường hợp mắc và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, chỉ có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình 20 ca mắc/tuần. Dù vậy, trong những diễn biến mới của dịch bệnh ở nhiều nước, là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và du lịch biển đang vào mùa, Hà Tĩnh cũng đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Và rất có thể, sự chủ quan của người dân sẽ tạo "kẽ hở" để các biến chứng của COVID-19 tấn công. Đặc biệt là khi biến thể của dịch COVID-19 lần này được xác định đã xuất hiện từ năm 2023, lại chưa có bằng chứng biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng và trên phạm vi toàn cầu chưa có cảnh báo mới đối với COVID-19.Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, người dân cần test để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: internetTheo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các triệu chứng chính của đợt COVID-19 hiện tại bao gồm: sốt cao, ho, viêm kết mạc (kèm ngứa mắt), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu... "Nếu có bất kỳ một triệu chứng nào, người dân cần đi khám để được phát hiện, điều trị đúng cách bởi vì biến chứng từ COVID-19 không chỉ là các bệnh về hô hấp mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác" - bác sĩ Hoàng Viết Cường khuyến cáo.Một người chủ quan có thể đánh đổi bằng cả lá phổi của chính mình. Một cộng đồng chủ quan, có thể phải trả giá bằng một làn sóng dịch mới. Sự tỉnh táo và chủ động trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân là trách nhiệm của mỗi người dân. Không nên để sự chủ quan trở thành “kẽ hở” khiến bệnh tật âm thầm tấn công cơ thể, thậm chí tấn công cả cộng đồng, nhất là trong các thời điểm diễn ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, cúm B, sởi, COVID-19, sốt xuất huyết...Thạc sĩ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh