Nhật Bản sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích 5.000 dự án công

Việc Nhật Bản dự kiến sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích 5.000 dự án công nhằm xây dựng các chính sách hiệu quả hơn và lên kế hoạch phân bổ ngân sách một cách tối ưu.

ai.jpg

(Ảnh: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích hơn 5.000 dự án và sáng kiến của chính phủ, tập trung vào thiết lập mục tiêu, kết quả và ngân sách cho các công trình công cộng và trợ cấp.

Theo một bản đánh giá từ Trụ sở Thúc đẩy cải cách hành chính thuộc Văn phòng Nội các, chính phủ sẽ triển khai một hệ thống hành chính mới từ tài khóa 2028. Mục tiêu là sử dụng AI để xây dựng các chính sách hiệu quả hơn và lên kế hoạch phân bổ ngân sách một cách tối ưu.

Trước hết, AI sẽ học dữ liệu hiện có về các sáng kiến hành chính trong một quá trình phân tích kéo dài một năm.

 

Công việc này đã được giao cho một công ty tư vấn tư nhân vào tháng này. AI sẽ xem xét các báo cáo dự án từ các bộ, cơ quan có liên quan, bao gồm thông tin về ngân sách, chi tiêu và kết quả. Qua quá trình học hỏi này, AI sẽ nâng cao độ chính xác và khả năng đưa ra đề xuất.

Hệ thống AI cũng sẽ đảm nhiệm việc đánh giá các biện pháp tiết giảm chi phí, tiết kiệm nhân lực, đồng thời xác định những công nghệ có thể chia sẻ giữa các dự án khác nhau.

Các báo cáo dự án, gọi là “bảng đánh giá,” được chuẩn bị cho tất cả các sáng kiến có sử dụng ngân sách công. Các báo cáo này cung cấp tổng quan về dự án, tình trạng chi tiêu ngân sách và kết quả đạt được, cũng như mức độ tiến triển định lượng so với mục tiêu đã đặt ra.

Nhân viên tại các bộ và cơ quan sẽ đặt mục tiêu cho dự án và đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rất khó để xác định được mục tiêu phù hợp với nội dung dự án hoặc có thể giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc đánh giá công bằng kết quả đạt được cũng có thể gặp khó khăn.

 

Một quan chức tại Trụ sở Cải cách hành chính cho biết: “Một số bộ, ngành phụ trách rất nhiều dự án, nên đôi khi nhân viên không thể nắm rõ toàn bộ tiến trình hoặc nội dung báo cáo của từng dự án.”

Đây là lý do AI sẽ được triển khai để quản lý các dự án và sáng kiến từ tài khóa bắt đầu vào tháng 4/2028, khi hệ thống hành chính hiện tại dự kiến được nâng cấp.

Trong giai đoạn triển khai, AI dự kiến sẽ được dùng để soạn thảo tổng quan dự án, phân tích xem mục tiêu và kết quả có phù hợp hay không, và xác định các chỉ số đánh giá kết quả, theo bản đánh giá.

Về lâu dài, AI sẽ được sử dụng ngay từ đầu trong quá trình hoạch định chính sách. Ví dụ, trong một dự án hạ tầng, AI sẽ xác định phạm vi và ngân sách phù hợp, xây dựng kế hoạch bảo trì, và dự báo tác động kinh tế lên các khu vực.

 

AI cũng sẽ rút ra bài học từ những thành công và thất bại trong quá khứ để đề xuất chính sách và đưa ra ý tưởng cải tiến dự án. Mục tiêu là đảm bảo chi tiêu tài khóa tối ưu và nâng cao hiệu quả dịch vụ./.

Xem nhiều nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tin quốc tế 1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin - Ảnh: TTXVNThủ tướng Mikhail Mishustin chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Nga, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại tại mỗi nước và trong quan hệ song phương. Thủ tướng Nga khẳng định, Nga luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Thủ tướng Nga nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1 vừa qua và gửi lời thăm hỏi đến Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng - Ảnh: TTXVNNhắc lại kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mikhail Mishustin vào tháng 1/2025, cũng như chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin tháng 6/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương. Tổng Bí thư cảm ơn tình cảm nồng hậu và sự đón tiếp trọng thị mà Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và bày tỏ vui mừng được trở lại nước Nga – đất nước gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam không chỉ bằng mối quan hệ chính trị – ngoại giao, mà còn bởi chiều sâu văn hóa, lịch sử và tình cảm nhân dân.Nhân dịp này, Tổng Bí thư chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Thủ tướng Mikhail Mishustin và các nhà lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương - Ảnh: TTXVNTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sâu sắc sự ủng hộ quý báu của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ. Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với các phương hướng lớn, đó là tiếp tục củng cố tin cậy chính trị thông qua tăng cường trao đổi đoàn các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và các tổ công tác thành viên; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh hợp tác năng lượng - dầu khí, năng lượng hạt nhân, mở rộng sang lĩnh vực năng lượng mới, nhất là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió; hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư;Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có truyền thống và thế mạnh, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; tăng cường kết nối địa phương, giao thông vận tải, du lịch... ; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động ổn định tại Nga.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất - Ảnh: TTXVNHai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng, như năng lượng, thương mại – đầu tư, công nghiệp quốc phòng, giao thông vận tải, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước; tháo gỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư; thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và chuyển đổi số.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất.