116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non: Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử

(Chinhphu.vn) - Một quốc gia muốn đi xa, trước hết phải biết đi sớm. Và đi sớm nhất, chính là đi từ những bước đầu tiên của trẻ thơ, đầu tư và ươm mầm ước mơ cho những đứa trẻ. Trong tinh thần đó, chủ trương lần này của Đảng là một quyết sách lịch sử, một cam kết lâu dài, và một biểu hiện sinh động của tầm nhìn kiến tạo vì con người.

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ về mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển bền vững dựa trên khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ trương của Đảng về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi là một bước tiến đầy ý nghĩa.

Đây là lần đầu tiên, phổ cập giáo dục được mở rộng xuống tận lứa tuổi mẫu giáo nhỏ – một quyết định không chỉ mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược về phát triển con người từ sớm.

Để cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét một khoản đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026–2030. Trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, việc dành một nguồn lực lớn như vậy cho trẻ mầm non không chỉ cho thấy sự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, mà còn phản ánh tư duy phát triển mới – lấy giáo dục sớm làm nền móng để xây dựng tương lai đất nước.

116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non: Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử- Ảnh 1.

 

Chủ trương phổ cập giáo dục mầm non từ 3 đến 5 tuổi, với nguồn lực đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đậm nét trong tư duy phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta

Một quyết định mang tính thời điểm và chiến lược

Việt Nam đang bước vào giai đoạn "dân số vàng", nhưng cửa sổ cơ hội không mở mãi. Nếu không đầu tư sớm, bài bản cho thế hệ trẻ hôm nay, thì mai sau chúng ta sẽ phải trả giá bằng sự tụt hậu về năng suất, trí tuệ và vị thế. Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên – nơi định hình khả năng tư duy, cảm xúc và xã hội của con người.

Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định: 90% não bộ của trẻ em phát triển hoàn chỉnh trước tuổi lên sáu. Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi chính là "cửa sổ vàng" để phát triển ngôn ngữ, nhận thức và nhân cách. Một khởi đầu công bằng, chất lượng cho mọi đứa trẻ sẽ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia trong tương lai.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập: Tỉ lệ trẻ từ 3 đến 4 tuổi đến trường vẫn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; cơ sở vật chất còn thiếu; giáo viên chưa đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc mở rộng phổ cập không chỉ để lấp đầy những khoảng trống ấy, mà còn gửi đi một thông điệp rất mạnh mẽ: Nhà nước sẽ đồng hành với trẻ em ngay từ những bước đầu đời. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh, cần bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng về giáo dục với tất cả mọi người.

Những điểm mới và đột phá trong chính sách

Chủ trương lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá:

Thứ nhất, phổ cập từ 3 tuổi là một thay đổi mang tính bước ngoặt. Không còn giới hạn ở trẻ 5 tuổi, chính sách mới thể hiện rõ chuyển biến trong tư duy phát triển con người: không đợi đến tiểu học mới quan tâm, mà bắt đầu ngay từ giai đoạn nền tảng.

Thứ hai, chính sách đi kèm hỗ trợ tài chính cho trẻ em và giáo viên – từ học phí, tiền ăn, đến đầu tư cơ sở vật chất và biên chế. Đây là sự đảm bảo về mặt điều kiện thực thi, chứ không dừng lại ở định hướng trên giấy.

Thứ ba, lộ trình triển khai được thiết kế có bước đi thận trọng: thí điểm trong 3 năm học, sau đó nhân rộng đại trà. Cách làm này giúp các địa phương có thời gian chuẩn bị và thích nghi, đồng thời tạo dư địa để đánh giá hiệu quả chính sách trước khi mở rộng toàn diện.

Đặc biệt, tư duy quản trị công cũng đã thay đổi căn bản: từ coi giáo dục mầm non là một chính sách phúc lợi, sang nhìn nhận đó là một khoản đầu tư chiến lược, sinh lời cao về kinh tế và xã hội.

Ý nghĩa sâu xa của khoản đầu tư 116 nghìn tỷ đồng

Không khó để thấy rằng, đằng sau con số hơn 116.000 tỷ đồng là một hệ giá trị sâu sắc:

Trước hết, đây là đầu tư cho chất lượng dân số và nguồn nhân lực, điều kiện cốt lõi để Việt Nam tiến tới mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.

Thứ hai, chính sách giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền, các nhóm thu nhập, qua đó củng cố tính bao trùm và công bằng xã hội – những yếu tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đồng thuận quốc gia.

Thứ ba, xét về hiệu quả đầu tư, nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận xã hội của giáo dục mầm non cao hơn bất kỳ cấp học nào. Mỗi đồng chi hôm nay có thể tiết kiệm hàng chục đồng chi phí an sinh xã hội, y tế và an ninh sau này.

Và quan trọng nhất, đây là biểu hiện sinh động cho khát vọng vươn mình của một dân tộc hướng tới tương lai – bằng cách gieo mầm tri thức và nhân cách ngay từ lớp học mẫu giáo.

Một vài gợi mở để triển khai hiệu quả hơn

Để chủ trương đi vào cuộc sống, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và cơ chế thực hiện. Việc sớm ban hành Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, làm cơ sở cho phân bổ nguồn lực và giám sát thực hiện.

Chính phủ có thể cân nhắc phân loại địa bàn theo mức độ sẵn sàng, từ đó áp dụng lộ trình phù hợp. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên mầm non cần được đặt vào trung tâm của chính sách, không chỉ về đãi ngộ mà còn về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và hỗ trợ đời sống.

Việc xã hội hóa giáo dục mầm non cũng nên được khuyến khích theo hướng có kiểm soát, bảo đảm mọi trẻ em – không phân biệt hoàn cảnh – đều có quyền tiếp cận giáo dục sớm chất lượng. Và hơn hết, việc sử dụng ngân sách cần được công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát độc lập, để củng cố niềm tin xã hội và bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Tương lai bắt đầu từ hôm nay

Chủ trương phổ cập giáo dục mầm non từ 3 đến 5 tuổi, với nguồn lực đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đậm nét trong tư duy phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta. Đó không chỉ là một chính sách giáo dục, mà là một tuyên ngôn về trách nhiệm và khát vọng đối với tương lai đất nước – nơi mỗi đứa trẻ, dù ở miền xuôi hay miền ngược, đều được bắt đầu hành trình cuộc đời bằng một khởi đầu công bằng và đầy yêu thương. Đây cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Giáo dục mầm non là nơi ươm mầm trí tuệ, thể lực, nhân cách và cảm xúc. Đầu tư cho giáo dục mầm non không tạo ra kết quả tức thời, nhưng là đầu tư bền vững nhất, sinh lợi cao nhất và tạo nên những chuyển biến âm thầm nhưng căn bản cho quốc gia. Sự phát triển của đất nước trong 20, 30 năm tới sẽ được định hình từ những lớp học mẫu giáo hôm nay – nơi những công dân tương lai đang học cách lắng nghe, chia sẻ, tư duy và mơ ước.

Một quốc gia muốn đi xa, trước hết phải biết đi sớm. Và đi sớm nhất, chính là đi từ những bước đầu tiên của trẻ thơ, đầu tư và ươm mầm ước mơ cho những đứa trẻ. Trong tinh thần đó, chủ trương lần này của Đảng là một quyết sách lịch sử, một cam kết lâu dài, và một biểu hiện sinh động của tầm nhìn kiến tạo vì con người.

Bởi tương lai đất nước không bắt đầu từ những công trình bê tông, mà bắt đầu từ ánh mắt trong veo, tiếng hát bi bô và những đôi chân lon ton của những em nhỏ trong lớp học mầm non hôm nay./.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Xem nhiều nhất

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Tin trong nước 1 ngày trước

Tùy loại hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch mà thời hạn lưu trữ là 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn, đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế.Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.Thông tư quy định hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thời hạn lưu trữ: đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế, 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn.Việc áp dụng các quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau: Thời hạn lưu trữ dùng để xác định thời hạn lưu trữ cho các hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mức xác định thời hạn lưu trữ không được thấp hơn mức thời hạn lưu trữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.Đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cá nhân chưa được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, cơ quan, tổ chức và các cá nhân áp dụng thời hạn lưu trữ tương đương với nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng có trong Phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xác định.Thông tư quy định, những hồ sơ, tài liệu sau đây có thời hạn lưu trữ vĩnh viễn:- Hồ sơ xây dựng, ban hành, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ thẩm định phê duyệt phương án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Kế hoạch thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Văn kiện thỏa thuận hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ về đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách của UNESCO (công nhận/hủy bỏ công nhận, ghi danh/ hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách quốc gia (xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ, tài liệu Đại hội Thể thao Thế giới; Đại hội Thể thao Châu Á; Đại hội Thể thao Đông Nam Á; Đại hội Thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới;- Hồ sơ xúc tiến du lịch các thị trường trong và ngoài nước (tham gia, tổ chức các hội chợ du lịch trong và ngoài nước);- Hồ sơ tổ chức Năm du lịch Quốc gia;- Hồ sơ về việc công nhận khu du lịch và điểm du lịch tại địa phương;- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả...Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 70 năm gồm:- Hồ sơ cấp/cấp đổi Giấy phép thành lập nhà xuất bản;- Hồ sơ cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi/bị mất hoặc bị hỏng);- Hồ sơ cấp/ cấp lại Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;- Hồ sơ xác nhận/xác nhận thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 50 năm gồm:- Hồ sơ cấp, thu hồi Quyết định sản xuất phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam; Giấy phép cung cấp dịch vụ quy phim tài liệu, phim khoa hoc, phim hoạt hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng Kế hoạch sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;- Hồ sơ xây dựng cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 20 năm gồm:- Hồ sơ trao đổi hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án công trình quan trọng quốc gia đã được phê duyệt và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hoá nước ngoài tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng và quản lý các dữ liệu, cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;- Hồ sơ xin phép đưa di sản văn hóa ra nước ngoài để nghiên cứu, trưng bày, bảo quản hoặc đưa về nước;- Hồ sơ về tổ chức hoạt động của bảo tàng;- Hồ sơ cấp phép, cấp chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành di sản văn hóa (cấp/cấp lại);- Video, clip, trailer Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim; Quyết định không cho phép phổ biến phim và Quyết định dừng phổ biến phim;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng;- Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 10 năm gồm:- Hồ sơ về truyền thông, tuyên truyền các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp phép, thủ tục thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mục đích kinh doanh/không nhằm mục đích kinh doanh;- Hồ sơ xuất bản tạp chí, đặc san, tài liệu chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ các cuộc liên hoan, triển lãm, trưng bày, cuộc thi về di sản văn hóa;- Hồ sơ lưu niệm danh nhân, đặt tên đường phố, thành phố sáng tạo;- Hồ sơ di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác;- Hồ sơ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;- Hồ sơ dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;- Hồ sơ lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại;- Văn bản liên quan đến thỏa thuận kiện toàn Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng;- Hồ sơ thẩm định cấp phép lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ cấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ;- Hồ sơ xây dựng đời sống văn hóa;- Hồ sơ quản lý và sử dụng pháo hoa;- Hồ sơ thẩm định sản phẩm quảng cáo;- Hồ sơ thẩm định Ngày truyền thống;- Hồ sơ cụm cổ động tuyên truyền biên giới...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 05 năm gồm:- Hồ sơ thủ tục thông báo tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình;- Hồ sơ về giám định quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 02 năm gồm:- Hồ sơ quản lý, kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử;- Hồ sơ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.Thanh Minh