Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các đại biểu đã nghe tờ trình của các cơ quan chủ trì soạn thảo và thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Sự cần thiết ban hành luật (cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn); mục đích ban hành, quan điểm xây dựng luật; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nội dung của các nhóm chính sách trong các đề nghị xây dựng luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội.

Cho ý kiến về các đề nghị xây dựng luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu hồ sơ đề nghị xây dựng luật cần làm rõ, giải thích rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo. Cùng với đó, quán triệt tinh thần phân công công việc bảo đảm 6 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm".

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh, an toàn thực phẩm liên quan tới sức khỏe, tính mạng người dân. Trong khi đó, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, quảng cáo sai sự thật, nhất là các vụ việc liên quan thuốc giả, sữa giả, thực phẩm giả, thực phẩm bẩn… đang được người dân, xã hội rất quan tâm.

Thủ tướng nêu rõ, buôn lậu, làm cả hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết, trong khi để làm việc này thì phải có kho bãi, hoạt động mua bán, vận chuyển, thì chỉ có 2 khả năng: Một là không còn ý chí chiến đấu, hai là bị mua chuộc, có tiêu cực; cả hai điều này đều phải xử lý nghiêm.

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Do đó, cần thiết kế các chính sách để xử lý được các vấn đề cấp bách hiện nay mà thực tế đang đặt ra, quy định rõ một cơ quan chịu trách nhiệm chính và xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan trong quản lý an toàn thực phẩm, phân định trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, không để chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, không để khoảng trống trong quản lý nhà nước; khẩn trương xây dựng dự án luật để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan khẩn trương trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Hà Văn

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Giám đốc CDC Hà Tĩnh: Đừng để sự chủ quan thành “kẽ hở” tấn công cơ thể bạn

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Vừa trở về sau hơn 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, chị Trần Hồng Nhung ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn chưa hết hối hận vì sự chủ quan của mình. Vốn là người khoẻ mạnh, lại đã tiêm phòng cảm cúm nên khi mắc các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, ho nhẹ, sốt nhẹ, chị Nhung cho rằng mình chỉ bị cảm, cơ thể mệt mỏi là do thời tiết cực đoan và chị không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị. Sau 5 ngày uống thuốc, dù các cơn sốt đã cắt nhưng cơ thể chị lại suy nhược kèm theo các cơn đau ngực, khó thở và ho có đờm.Do chủ quan nên từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, chị Nhung đã mắc viêm phổi, phải nhập viện điều trị."Khi quá mệt, tôi quyết định đi khám, kết quả là bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm phổi và chỉ định nhập viện để điều trị. Đến lúc này, tôi mới giật mình hối hận vì sự chủ quan của mình. Tôi cũng đã chia sẻ với bạn bè, người thân để mong mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là với bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt, phải lắng nghe cơ thể để kịp thời khám và điều trị" - chị Nhung cho biết.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu, điều trị sai cách, bệnh có thể kéo dài, chuyển biến xấu, lan xuống đường hô hấp dưới và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hen phế quản... Một số bệnh hô hấp mặc dù đơn giản nhưng điều trị không dễ, do người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Ảnh internetCũng chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường mà chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã phải nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi được thăm khám, chị được xác định mắc cúm A, viêm phổi không đặc hiệu, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày... "Nguyên nhân là do tôi bị cúm A mà không biết nên tự điều trị bằng các loại thuốc giải cảm. Sau hơn 1 tuần, khi cơ thể suy nhược, tôi đi khám mới hay mình đã quá chủ quan. 8 ngày phải điều trị kháng sinh trong bệnh viện đã cho tôi bài học sâu sắc. Hiện nay, dịch COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại, tôi mong rằng, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác vì mỗi một biểu hiện nhỏ đều có thể là một lời cảnh báo của cơ thể"- chị Nguyệt chia sẻ.Các bệnh lý hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, thậm chí lao phổi… thường khởi đầu bằng những biểu hiện rất nhẹ: ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng. Chính sự “giống cảm cúm” ấy khiến nhiều người bỏ qua, dẫn tới điều trị muộn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Tâm lý ngại đi viện hoặc nghĩ rằng có thể tự điều trị tại nhà là nguyên nhân khiến tình trạng nặng lên. Và thực tế là có nhiều bệnh nhân đã phải điều trị kháng sinh liều cao, lâu dài thì bệnh mới thuyên giảm.Sự chủ quan khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên.Bác sỹ Hoàng Viết Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "Đã qua giai đoạn cao điểm của dịch cúm nhưng thời tiết vẫn khá cực đoan, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải là không có nên người dân cần phải lắng nghe cơ thể kỹ hơn và không nên tự chẩn đoán, tự điều trị. Đặc biệt, ngoài những bệnh lý hô hấp thông thường, sự chủ quan còn đáng báo động hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là Thái Lan".Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc COVID-19, tại 27 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận 148 trường hợp mắc và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, chỉ có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình 20 ca mắc/tuần. Dù vậy, trong những diễn biến mới của dịch bệnh ở nhiều nước, là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và du lịch biển đang vào mùa, Hà Tĩnh cũng đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Và rất có thể, sự chủ quan của người dân sẽ tạo "kẽ hở" để các biến chứng của COVID-19 tấn công. Đặc biệt là khi biến thể của dịch COVID-19 lần này được xác định đã xuất hiện từ năm 2023, lại chưa có bằng chứng biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng và trên phạm vi toàn cầu chưa có cảnh báo mới đối với COVID-19.Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, người dân cần test để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: internetTheo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các triệu chứng chính của đợt COVID-19 hiện tại bao gồm: sốt cao, ho, viêm kết mạc (kèm ngứa mắt), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu... "Nếu có bất kỳ một triệu chứng nào, người dân cần đi khám để được phát hiện, điều trị đúng cách bởi vì biến chứng từ COVID-19 không chỉ là các bệnh về hô hấp mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác" - bác sĩ Hoàng Viết Cường khuyến cáo.Một người chủ quan có thể đánh đổi bằng cả lá phổi của chính mình. Một cộng đồng chủ quan, có thể phải trả giá bằng một làn sóng dịch mới. Sự tỉnh táo và chủ động trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân là trách nhiệm của mỗi người dân. Không nên để sự chủ quan trở thành “kẽ hở” khiến bệnh tật âm thầm tấn công cơ thể, thậm chí tấn công cả cộng đồng, nhất là trong các thời điểm diễn ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, cúm B, sởi, COVID-19, sốt xuất huyết...Thạc sĩ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh