Quản lý nhóm thực phẩm chức năng như thế nào?

Không kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, không xác thực công dụng, được tự quảng cáo mà không cần xác nhận – đây là những "điều kiện lý tưởng" để các đối tượng gian lận, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Quản lý nhóm thực phẩm chức năng như thế nào?- Ảnh 1.TS Chu Quốc Thịnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - Ảnh: VGP/HM

Đây là nhận định của TS Chu Quốc Thịnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khi trao đổi với báo chí xung quanh nội dung về quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay.

"Lỗ hổng" khi đánh giá chất lượng thực tế, công dụng của sản phẩm

Theo TS Chu Quốc Thịnh, một trong những "kẽ hở" lớn mà các đối tượng lợi dụng đó là cơ chế tự công bố sản phẩm. Hiện nay, theo quy định, các tổ chức, cá nhân chỉ cần nộp hồ sơ là có thể đưa sản phẩm ra thị trường.

Một số đơn vị lợi dụng kẽ hở này để đăng ký dưới danh nghĩa "thương nhân", không có liên kết thực sự với nhà sản xuất. Vì vậy, khi cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra thì đơn vị lấy tên "thương nhân" này không tồn tại.

Bên cạnh đó, những sản phẩm gọi là thực phẩm bổ sung sau khi doanh nghiệp công bố, được phép sản xuất và kinh doanh ngay. Doanh nghiệp cũng được tự quảng cáo mà không có cơ quan quản lý xác nhận nội dung quảng cáo. Vụ sản xuất thực phẩm bổ sung kẹo rau củ Kera thời gian qua bị các cơ quan chức năng xử lý là một ví dụ điển hình.

Cũng theo TS Chu Quốc Thịnh, quy định hiện tại cũng chưa có cơ chế giám sát cơ chế tự công bố. Trong hồ sơ tự công bố hiện nay chỉ kiểm soát kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn, trong khi để kiểm soát chất lượng sản phẩm phải kiểm soát chỉ tiêu chất lượng mới quan trọng. Đây chính là "lỗ hổng" khi đánh giá chất lượng thực tế hay công dụng của sản phẩm.

"Không kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, không xác thực công dụng, lại được tự quảng cáo mà không cần xác nhận – đó là điều kiện lý tưởng cho gian lận", lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Quản lý nhóm thực phẩm chức năng như thế nào?- Ảnh 2.Đẩy mạnh kiểm tra đột xuất thực phẩm chức năng trên cơ sở phản ánh từ người tiêu dùng, báo chí hoặc cơ quan chức năng

Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng được quy định bao gồm 4 nhóm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Trong đó, nhóm thực phẩm bổ sung trong hồ sơ tự công bố chỉ kiểm soát kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn; hai nhóm còn lại là thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt chưa kiểm soát về chất lượng. Chỉ duy nhất nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ là kiểm soát về chỉ tiêu chất lượng, tuy nhiên hồ sơ công bố cũng rất đơn giản.

Thay đổi triệt để cách hậu kiểm

TS Chu Quốc Thịnh cho biết, Bộ Y tế đang học hỏi mô hình quản lý từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản... Các nước này đều kiểm soát chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, chỉ tiêu nguyên liệu phát triển sản phẩm, đăng ký, sản xuất đến khi sản phẩm lưu thông thị trường.

Bộ cũng dự kiến chuyển nhóm thực phẩm bổ sung – hiện doanh nghiệp tự công bố, tự quảng cáo – sang nhóm bắt buộc phải đăng ký công bố và nộp hồ sơ kỹ thuật chặt chẽ, đầy đủ.

  • Bài 1: Nhận diện thuốc, sữa, thực phẩm giảTheo đó, Bộ Y tế đang chủ trì dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP theo hướng thay đổi triệt để cách thức hậu kiểm và khắc phục các "lỗ hổng" trên.

Bộ đang đề xuất áp dụng mô hình của FDA Hoa Kỳ và một số nước tham khảo, đó là tiền kiểm hồ sơ chặt chẽ và hậu kiểm thường quy, hậu kiểm đột xuất.

Tức là, sau khi doanh nghiệp công bố sản phẩm, cơ quan chức năng sẽ phải chủ động rà soát hồ sơ, lấy mẫu thị trường để kiểm tra chất lượng thực tế, đặc biệt với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời, đẩy mạnh việc kiểm tra đột xuất trên cơ sở phản ánh từ người tiêu dùng, báo chí hoặc cơ quan chức năng. Hệ thống kiểm nghiệm cũng được giao nhiệm vụ chủ động giám sát thị trường, thay vì chỉ kiểm tra theo đơn hàng như hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, dự thảo mới cũng đề xuất nhiều quy định chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quảng cáo vốn đang bị lợi dụng tràn lan.

Cụ thể, những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn; nền tảng truyền thông và cả đơn vị phát hành quảng cáo đều phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo sai lệch và sai quy định.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ Y tế cũng sẽ xây dựng bộ quy tắc đạo đức quảng cáo thực phẩm chức năng.

Đặc biệt, để phù hợp với thực tiễn kinh doanh mới, dự thảo sẽ đề xuất bổ sung vai trò giám sát của nhiều cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ Khoa học và công nghệ. Các cơ quan này sẽ cùng phối hợp trong hậu kiểm, gỡ bỏ quảng cáo sai lệch, giám sát các phòng kiểm nghiệm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Được biết, dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới. Bên cạnh những đề xuất trên, dự thảo cũng đề xuất các quy định liên quan đơn giản hoá hơn nữa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, hậu kiểm để nâng cao chất lượng, kiểm soát tính năng, công dụng của thực phẩm chức năng…

 

Xem nhiều nhất

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai trong thời gian tới.Từ đầu năm 2025 đến nay, thiên tai đã làm 29 người chết và mất tích, 67 nhà bị sập đổ, 2.342 nhà bị tốc mái, hư hại. Trong tháng 5 năm 2025 đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn (đặc biệt là đợt mưa lớn lịch sử trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vừa qua), gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở một số địa phương, thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.Hiện nay, chuẩn bị mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra thiên tai, bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét ở mức cao. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối ngày 28 đến ngày 30 tháng 5 năm 2025 có thể xảy ra đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (cục bộ có nơi trên 250mm), nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.Trong bối cảnh hiện nay các địa phương đang tập trung sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, để chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tập trung chỉ đạo, chủ động kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn, không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong công tác ứng phó với thiên tai khi sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Hoàn thiện phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai có thể xảy raChủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan (nhất là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hiện nay) theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục bám sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần chủ động, kịp thời nhất, quyết liệt nhất, phù hợp với thực tế ở địa phương, với mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không để xảy ra gián đoạn trong chỉ đạo ứng phó với thiên tai khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Khẩn trương rà soát, xây dựng phương án tổ chức lại lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn ở cấp tỉnh và cấp cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 (sau khi cấp huyện kết thúc hoạt động).Rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, bão, ngập lụt; tập trung khắc phục ngay những nguy cơ đã được nhận diện qua cơn bão Yagi năm 2024, xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó, bảo vệ các trọng điểm xung yếu, không để bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra.Kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấpThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai để dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng và người dân biết chủ động triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.Chỉ đạo các địa phương rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai, bảo đảm phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và vận hành của chính quyền địa phương 2 cấp.Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ khẩn trương rà soát, hướng dẫn các địa phương kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Bảo đảm an toàn cho các hồ đập thủy điệnThủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cung cấp điện, triển khai các biện pháp cần thiết chủ động bảo đảm an toàn cho các hồ đập thủy điện, tập trung khắc phục ngay những nguy cơ đã được nhận diện qua cơn bão Yagi năm 2024 đối với hệ thống truyền tải điện, hồ đập thủy điện (trong đó có thủy điện Thác Bà); phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo vận hành các hồ thủy điện bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước phục vụ phát điện trong các tháng cao điểm nắng nóng.Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát, triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng khi có tình huống thiên tai, kịp thời khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là các tuyến quốc lộ, trục giao thông chính.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn địa phương kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng chống thiên tai và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát, xây dựng phương án, chủ động huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp với địa phương và các lực lượng có liên quan triển khai công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai theo quy định.Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương, nhất là lực lượng công an ở cơ sở xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hỗ trợ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.Tăng cường truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai cho Nhân dânThủ tướng Chính phủ yêu cầu Tổng Giám đốc: Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất cho Nhân dân; cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác khi có tình huống thiên tai để Nhân dân biết, chủ động ứng phó phù hợp.Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, kịp thời hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục khi có tình huống xảy ra.Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện công điện này và tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phù hợp với diễn biến tình hình.Văn phòng Chính phủ theo theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh./.