Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh

Việc xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

clip-23.jpg

Bộ Tài chính cũng đang chuẩn bị một số điều chỉnh tại các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công cho phù hợp với cái mô hình tổ chức bộ máy mới và cái hệ thống chức danh chức vụ mới. (Ảnh: Vietnam+)

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.

Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.

Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện kiểm kê, phân loại, lập danh sách tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đồng thời, thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp đơn vị hành chính theo phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc bàn giao, tiếp nhận được thực hiện theo quy định.

Việc xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

 

Công văn cũng nêu rõ, việc bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản phải phù hợp với đối tượng quản lý, sử dụng, tính chất, đặc điểm của tài sản, tận dụng tối đa nguồn lực của tài sản hiện có nhưng phải có tầm nhìn dài hạn để phục vụ mục tiêu lâu dài; không phải thực hiện quy trình sắp xếp, lại xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP ngày 01/01/2025 của Chính phủ khi thực hiện bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.

Ưu tiên điều hòa, bố trí hợp lý tài sản giữa các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới trong địa phương, trường hợp cần thiết phải chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản thì thực hiện chuyển đổi công năng để sử dụng phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ, ưu tiên bố trí trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện (sau khi bỏ cấp huyện) cho đơn vị hành chính cấp cơ sở nơi đóng trụ sở hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Nhà nước (kể cả cơ quan, tổ chức, đơn vị của Trung ương trên địa bàn) có nhu cầu để làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Bên cạnh đó, có thể thực hiện bố trí một trụ sở làm việc cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo các phương thức quản lý như quy định.

Bộ Tài chính cho biết, việc thực hiện hoán đổi (điều chuyển) trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã và cơ quan trung ương trên địa bàn có trụ sở dôi dư, thừa, thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp sẵn có trên địa bàn.

Đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi đã bố trí, sắp xếp được thực hiện theo các hình thức xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, sử dụng cho các mục đích công cộng khác của địa phương (thư viện, công viên, thiết chế văn hóa, thể thao….); thu hồi để giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà của địa phương quản lý, khai thác (quản lý để phục vụ mục tiêu lâu dài của Nhà nước; bảo quản, bảo vệ tài sản; bố trí cho các cơ quan, đơn vị sử dụng tạm thời; cho thuê nhà gắn với đất;…), giao tổ chức phát triển quỹ đất của địa phương quản lý, phát triển và khai thác theo quy định của pháp luật,…

Đối với xe ôtô chuyên dùng để phục vụ hoạt động đặc thù thì xử lý theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, đơn vị nào được tiếp nhận nhiệm vụ thì được tiếp nhận tài sản tương ứng để tiếp tục thực hiện hiện nhiệm vụ.

 

Đối với xe ôtô phục vụ công tác chung của các đơn vị cấp huyện sau khi bỏ cấp huyện thì giao, điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn thiếu hoặc chưa có tài sản hoặc được xử lý theo quy định.

Trường hợp cần phải đưa đón công chức, viên chức, người lao động khi phải thay đổi địa điểm làm việc thì bố trí xe ôtô hiện có hoặc bổ sung định mức sử dụng xe ôtô chuyên dùng để mua sắm hoặc thuê xe ôtô theo quy định để phục vụ việc đưa đón, bảo đảm công chức, viên chức, người lao động hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng thì xử lý theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, đơn vị nào được tiếp nhận nhiệm vụ có sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thì được tiếp nhận tài sản tương ứng để tiếp tục thực hiện hiện nhiệm vụ.

Đối với máy móc, thiết bị phổ biến, máy móc, thiết bị dùng chung và các tài sản khác thì ưu tiên tận dụng các tài sản còn khả năng sử dụng và chuyển đến địa điểm làm việc mới của đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức để tiếp tục sử dụng, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sau sắp xếp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; hạn chế tối đa việc phải mua sắm mới tài sản.

Trường hợp còn dôi dư thì thực hiện điều hòa giữa các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới trong huyện, trong tỉnh hoặc xử lý theo quy định.

Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân cấp huyện xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của mình để báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh cùng với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

 

Trường hợp có phương án chuyển đơn vị hành chính cấp xã từ huyện này sang huyện khác để sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận và xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công của đơn vị hành chính cấp xã đó.

Các bộ, cơ quan trung ương có đơn vị ngành dọc trên địa bàn đơn vị hành chính tổ chức lại thực hiện rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhu cầu sử dụng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản công của các đơn vị theo quy định; trường hợp có diện tích trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản công dôi dư thì thực hiện chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương khác trên địa bàn quản lý, sử dụng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả./.


 

Xem nhiều nhất

5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại

Tiếp cận thông tin 1 ngày trước

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xácMọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luậtNếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.4. SIM đăng ký vượt quá giới hạnNếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. 5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê baoNếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.Cách kiểm tra số điện thoại chính chủĐể kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ. Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).