Hàng chục bệnh tật đến từ đồ uống nhiều người mê

Người Việt trung bình tiêu thụ 70 lít đồ uống có đường mỗi năm, tương đương 1,3 lít/tuần/người. Liên tục sử dụng thức uống này dẫn tới nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức.

Theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), đồ uống là nguồn cung cấp đường lớn nhất trong chế độ ăn, đóng góp 25% lượng đường tiêu thụ tự do ở người lớn và 40% lượng tiêu thụ ở thanh thiếu niên. Đường dạng lỏng trong thức uống này hấp thụ trực tiếp vào máu và gan chuyển hóa rất nhanh, dẫn đến dư thừa năng lượng.

Từ năm 2009-2023, người dân Việt Nam tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần. Trung bình 1 người tiêu thụ 70 lít đồ uống có đường/năm, tương đương 1,3 lít trong 1 tuần.

 

Trẻ sử dụng đồ uống có đường dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Tình trạng này cao hơn khi trẻ 5 tuổi. Theo ước tính, mỗi ngày uống 100ml tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,2 lần ở tuổi lên 6; 1 lon/ngày sẽ 60% tăng nguy cơ béo phì trong 1,5 năm. Người lớn uống 1 lon/ngày trong vòng một năm tăng 6,75kg cân nặng.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, liên tục sử dụng đồ uống có đường thì nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, sâu răng, bệnh lý thận - tiết niệu, các bệnh lý đường tiêu hóa, ung thư, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ gia tăng.

Bà Mai đề nghị cần có biện pháp đồng bộ để kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm đồ uống có đường như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát cả quảng cáo và truyền thông đến người tiêu dùng… Tăng cường cho trẻ uống nước tự nhiên, hạn chế sản phẩm chứa đường, giảm chế biến món ăn có đường, đọc nhãn thực phẩm trước khi dùng...

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng xây dựng chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường không phải là vấn đề tài chính mà là biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp.

 

Bà Thủy khẳng định, thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ giúp giảm tiêu dùng mà còn đóng vai trò như một lá chắn y tế nhằm giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ ngân sách quốc gia khỏi những tổn thất do bệnh tật kéo dài gây ra.

Mặc dù cơ quan chức năng đã đề xuất lộ trình áp thuế từ năm 2027 (8%) và nâng lên 10% từ năm 2028, song WHO và các chuyên gia khuyến nghị mức thuế nên đạt ít nhất 40% để thực sự tạo ra thay đổi hành vi tiêu dùng. Tại nhiều quốc gia, mức thuế này đã giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ nước ngọt, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng, thuế với đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Tính đến năm 2023, đã có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế đối với loại thức uống này, tăng gần gấp ba lần so với năm 2009. Trong khu vực ASEAN, 6 nước đã đi trước Việt Nam gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia và Brunei.

 

Hầu hết các nước đều ghi nhận hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn áp dụng. Theo đó, người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn ít đường hơn, tỷ lệ béo phì ở trẻ giảm, và doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi bằng cách đổi mới công thức sản phẩm.


 

Xem nhiều nhất

5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại

Tiếp cận thông tin 1 ngày trước

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xácMọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luậtNếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.4. SIM đăng ký vượt quá giới hạnNếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. 5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê baoNếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.Cách kiểm tra số điện thoại chính chủĐể kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ. Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).