Những thói quen gây hại xương khớp nên từ bỏ

Ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài mà không đứng dậy, lười tập thể dục, nằm sấp, mang giày cao gót thường xuyên ảnh hưởng xấu đến cơ xương khớp.

Mang giày không phù hợp

Đi giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể đổ về phía trước. Các cơ đùi phải làm việc nhiều hơn để giữ cho đầu gối thẳng nên dễ gây đau, tăng nguy cơ viêm xương khớp. Mỗi người nên chọn giày phù hợp khi đi làm, chơi thể thao, tránh mang giày cao gót quá lâu.

Đeo túi lệch vai quá nặng

Đeo ba lô hay túi đeo chéo nặng trong thời gian dài có thể gây đau cổ, vai. Trọng lượng nặng ở một bên vai làm cơ thể mất thăng bằng. Duy trì thói quen này trong thời gian dài cũng gây căng cơ và mỏi các khớp.

Ngủ nằm sấp

 

Nằm sấp làm nén cột sống tạo áp lực lên các khớp và cơ khác. Thói quen này có thể dẫn đến đau lưng, đau cổ hoặc đau vai, gáy, mệt mỏi khi ngủ dậy. Những người thích tư thế ngủ này nên đặt một chiếc gối ở phần bụng dưới để giảm đau lưng.

Bỏ qua kéo giãn cơ thể

Dù bạn không biết tập yoga nhưng thực hiện kéo giãn thường xuyên cũng tốt cho xương khớp. Thói quen giúp khớp linh hoạt, dẻo dai, các cơ xung quanh chúng cũng hoạt động tốt hơn. Kéo giãn thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ chấn thương khi hoạt động thể chất.

Lười tập thể dục

Khi đến tuổi 40, xương bắt đầu suy yếu, dễ gãy hơn. Các bài tập rèn luyện sức mạnh có thể làm chậm quá trình mất xương, xương chắc hơn. Cơ bắp và khung xương chắc khỏe góp phần giữ dáng, tăng cường sức khỏe tổng thể.

 

Hút thuốc lá

Nicotine từ thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến xương và đĩa đệm ở lưng. Chúng cũng hạn chế lượng canxi cần để xây dựng xương mà cơ thể có thể hấp thụ. Các chất trong thuốc lá có thể phá vỡ estrogen - một loại hormone cần cho sức khỏe của xương. Tất cả những điều này làm cho sức khỏe khớp yếu, dễ bị gãy.

Không đi khám khi đau nhức kéo dài

Khi tập luyện, đau nhức cơ bắp là bình thường. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài trong nhiều ngày hoặc cơ bắp bị sưng hoặc quá đau lúc chạm vào, khi di chuyển có thể là chấn thương. Nếu bạn tập quá sức thì nên giảm cường độ và thường xuyên. Nếu cơn đau không biến mất, người bệnh nên đến bác sĩ khám.

Ngồi quá lâu

 

Sử dụng máy tính trong thời gian dài gây đau ở cổ, khuỷu tay, cổ tay, lưng và vai. Ngồi một chỗ quá lâu cũng tạo áp lực lên các đĩa đệm ở lưng. Người làm công việc văn phòng nên đứng dậy và di chuyển sau mỗi giờ để bảo vệ sức khỏe khớp.

Xem nhiều nhất

5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại

Tiếp cận thông tin 1 ngày trước

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xácMọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luậtNếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.4. SIM đăng ký vượt quá giới hạnNếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. 5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê baoNếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.Cách kiểm tra số điện thoại chính chủĐể kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ. Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).