Khi nào thì bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi không bị tạm giam?

Anh Nguyễn Trung Hiếu (TP Hà Tĩnh) hỏi: Tôi có người thân là phụ nữ đang nuôi con 24 tháng tuổi bị khởi tố về tội đánh bạc, trường hợp này có bị tạm giam không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 119, Bộ luật Tố tụng hình sự:

Điều 119. Tạm giam

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

 

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 2 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

 

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, Điều 113 của bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 113 của bộ luật này phải được viện kiểm sát cung cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

 

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

Như vậy, người thân của bạn sẽ không bị tạm giam (khi đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi) nếu có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng và không thuộc các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 4 điều này.

Xem nhiều nhất

5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại

Tiếp cận thông tin 1 ngày trước

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xácMọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luậtNếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.4. SIM đăng ký vượt quá giới hạnNếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. 5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê baoNếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.Cách kiểm tra số điện thoại chính chủĐể kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ. Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).