Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng- Ảnh 1.

 

Bộ Tài chính đề xuất quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự thảo Thông tư đề xuất quy định về hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; hồ sơ, thủ tục áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%; nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng theo tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài; thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

Hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Theo dự thảo, hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

Người nộp thuế căn cứ hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng để tự xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Một số trường hợp ngoài việc thực hiện theo quy định nêu trên, khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu thì người nộp thuế cung cấp hồ sơ, thủ tục sau:

Đối với sản phẩm giống vật nuôi quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định của pháp luật về chăn nuôi. Trường hợp nhập khẩu sản phẩm giống vật nuôi, người nộp thuế phải có văn bản xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

Đối với nhập khẩu báo, tạp chí, bản tin, đặc san, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách phục vụ thông tin đối ngoại, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế phải có văn bản xác nhận đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xuất bản.

Đối với hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam quy định tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế phải có văn bản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 3 Nghị định số .../2025/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh quy định tại điểm d khoản 26 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế phải có văn bản phê duyệt tiếp nhận hàng hóa ủng hộ, tài trợ của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

Hồ sơ, thủ tục áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%

Dự thảo cũng quy định rõ về hồ sơ, thủ tục áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, người nộp thuế căn cứ hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng để tự xác định đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.

Một số trường hợp ngoài việc thực hiện theo quy định trên, khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu thì người nộp thuế cung cấp hồ sơ, thủ tục sau:

Đối với hàng hóa từ Việt Nam bán cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, người nộp thuế phải có tờ khai hải quan có xác nhận hàng qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan nơi xuất khẩu.

Đối với hàng hóa từ nội địa Việt Nam bán cho tổ chức trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, người nộp thuế phải có hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó tổ chức trong khu phi thuế quan phải cam kết sử dụng hàng hóa để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.

Đối với hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh và hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế, người nộp thuế phải có Bảng kê bán hàng hóa bán cho khách xuất cảnh tại khu cách ly, cửa hàng miễn thuế theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số .../2025/NĐ-CP ngày .... tháng ... năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đối với dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, người nộp thuế phải có tài liệu chứng minh dịch vụ tiêu dùng ở ngoài Việt Nam hoặc trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Khánh Linh

Xem nhiều nhất

5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại

Tiếp cận thông tin 1 ngày trước

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xácMọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luậtNếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.4. SIM đăng ký vượt quá giới hạnNếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. 5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê baoNếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.Cách kiểm tra số điện thoại chính chủĐể kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ. Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).