Giám đốc CDC Hà Tĩnh: Đừng để sự chủ quan thành “kẽ hở” tấn công cơ thể bạn

(Baohatinh.vn) - Đã qua cao điểm dịch cúm nhưng vẫn còn không ít người dân Hà Tĩnh phải nhập viện do chủ quan. Đây cũng là điều đáng lo ngại trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 hiện nay.

Vừa trở về sau hơn 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, chị Trần Hồng Nhung ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn chưa hết hối hận vì sự chủ quan của mình. Vốn là người khoẻ mạnh, lại đã tiêm phòng cảm cúm nên khi mắc các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, ho nhẹ, sốt nhẹ, chị Nhung cho rằng mình chỉ bị cảm, cơ thể mệt mỏi là do thời tiết cực đoan và chị không đi khám mà tự mua thuốc về điều trị. Sau 5 ngày uống thuốc, dù các cơn sốt đã cắt nhưng cơ thể chị lại suy nhược kèm theo các cơn đau ngực, khó thở và ho có đờm.

bqbht_br_2.jpg

Do chủ quan nên từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, chị Nhung đã mắc viêm phổi, phải nhập viện điều trị.

"Khi quá mệt, tôi quyết định đi khám, kết quả là bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm phổi và chỉ định nhập viện để điều trị. Đến lúc này, tôi mới giật mình hối hận vì sự chủ quan của mình. Tôi cũng đã chia sẻ với bạn bè, người thân để mong mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là với bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt, phải lắng nghe cơ thể để kịp thời khám và điều trị" - chị Nhung cho biết.

Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu, điều trị sai cách, bệnh có thể kéo dài, chuyển biến xấu, lan xuống đường hô hấp dưới và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hen phế quản... Một số bệnh hô hấp mặc dù đơn giản nhưng điều trị không dễ, do người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

21.jpg

Theo các bác sĩ, người bệnh thường chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng và thường tự điều trị. Ảnh internet

Cũng chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường mà chị Nguyễn Thị Nguyệt ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) đã phải nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi được thăm khám, chị được xác định mắc cúm A, viêm phổi không đặc hiệu, viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày... "Nguyên nhân là do tôi bị cúm A mà không biết nên tự điều trị bằng các loại thuốc giải cảm. Sau hơn 1 tuần, khi cơ thể suy nhược, tôi đi khám mới hay mình đã quá chủ quan. 8 ngày phải điều trị kháng sinh trong bệnh viện đã cho tôi bài học sâu sắc. Hiện nay, dịch COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát trở lại, tôi mong rằng, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác vì mỗi một biểu hiện nhỏ đều có thể là một lời cảnh báo của cơ thể"- chị Nguyệt chia sẻ.

Các bệnh lý hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, thậm chí lao phổi… thường khởi đầu bằng những biểu hiện rất nhẹ: ho, sốt, nghẹt mũi, đau họng. Chính sự “giống cảm cúm” ấy khiến nhiều người bỏ qua, dẫn tới điều trị muộn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Tâm lý ngại đi viện hoặc nghĩ rằng có thể tự điều trị tại nhà là nguyên nhân khiến tình trạng nặng lên. Và thực tế là có nhiều bệnh nhân đã phải điều trị kháng sinh liều cao, lâu dài thì bệnh mới thuyên giảm.

bqbht_br_44.jpg

Sự chủ quan khiến người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bác sỹ Hoàng Viết Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "Đã qua giai đoạn cao điểm của dịch cúm nhưng thời tiết vẫn khá cực đoan, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp dưới do nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải là không có nên người dân cần phải lắng nghe cơ thể kỹ hơn và không nên tự chẩn đoán, tự điều trị. Đặc biệt, ngoài những bệnh lý hô hấp thông thường, sự chủ quan còn đáng báo động hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là Thái Lan".

Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc COVID-19, tại 27 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận 148 trường hợp mắc và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, chỉ có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình 20 ca mắc/tuần. Dù vậy, trong những diễn biến mới của dịch bệnh ở nhiều nước, là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và du lịch biển đang vào mùa, Hà Tĩnh cũng đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Và rất có thể, sự chủ quan của người dân sẽ tạo "kẽ hở" để các biến chứng của COVID-19 tấn công. Đặc biệt là khi biến thể của dịch COVID-19 lần này được xác định đã xuất hiện từ năm 2023, lại chưa có bằng chứng biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng và trên phạm vi toàn cầu chưa có cảnh báo mới đối với COVID-19.

545.jpg

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, người dân cần test để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: internet

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các triệu chứng chính của đợt COVID-19 hiện tại bao gồm: sốt cao, ho, viêm kết mạc (kèm ngứa mắt), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu... "Nếu có bất kỳ một triệu chứng nào, người dân cần đi khám để được phát hiện, điều trị đúng cách bởi vì biến chứng từ COVID-19 không chỉ là các bệnh về hô hấp mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác" - bác sĩ Hoàng Viết Cường khuyến cáo.

Một người chủ quan có thể đánh đổi bằng cả lá phổi của chính mình. Một cộng đồng chủ quan, có thể phải trả giá bằng một làn sóng dịch mới. Sự tỉnh táo và chủ động trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cá nhân là trách nhiệm của mỗi người dân. Không nên để sự chủ quan trở thành “kẽ hở” khiến bệnh tật âm thầm tấn công cơ thể, thậm chí tấn công cả cộng đồng, nhất là trong các thời điểm diễn ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, cúm B, sởi, COVID-19, sốt xuất huyết...

Thạc sĩ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

 

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị phạt tới 100 triệu đồng

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở bị phạt đến 20 triệu đồng.Không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở bị phạt đến 20 triệu đồngChính phủ ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi không ban hành hoặc không niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.Phạt từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng, phương tiện của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hằng ngày.Đặc biệt, Nghị định quy định phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt.Cụ thể, mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng áp dụng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách phòng cháy, chữa cháy theo quy định.Phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những khu vực có quy định cấm; hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.Nghị định quy định phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định trên khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện bị phạt tới 50 triệu đồngNghị định quy định phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi không duy trì thiết bị điện phòng nổ đã được trang bị, lắp đặt.Đối với hành vi không trang bị, lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phòng nổ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.Phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà; không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy; không duy trì nguồn điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy.Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy bị phạt tới 50 triệu đồngĐối với những vi phạm quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Nghị định quy định phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn không bảo đảm theo quy định.Phạt từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm theo quy định.Phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.Đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở bị phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.Phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.Đối với một trong các hành vi sau: Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống báo cháy không bảo đảm theo quy định; trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy không bảo đảm theo quy định bị phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.Phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy; không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy; không trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.Mức phạt trên được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.Phương Nhi