Trường Quay • 21/10/2024
Từ trước đến nay, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ là một trong những hình tượng trung tâm trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn. Hình tượng ấy vừa được khắc họa chân thực, vừa đẹp đẽ, cao cả; thể hiện ở những gian khổ, hy sinh mà các anh phải vượt qua. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đối diện với khó khăn như thế nào, những người lính ấy vẫn ngời lên niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ, vẫn trọn vẹn một tình yêu Tổ quốc, quê hương.Một hình tượng trung tâm trong sách giáo khoa Ngữ văn phổ thôngChương trình giáo dục phổ thông của nước ta là chương trình được thiết kế nhằm hướng tới giáo dục các phẩm chất và năng lực cho người học, giúp người học có thể trở thành những công dân tốt trong tương lai. Sách giáo khoa phổ thông là sự hiện thực hóa chương trình, qua đó mà hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, việc đưa những văn bản có khả năng giáo dục học sinh trở thành một việc làm tất yếu.Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong bộ sách giáo khoa chỉnh lý, hợp nhất năm 2006, có gần 20 văn bản viết (truyện, thơ...) về hình tượng Bộ đội Cụ Hồ; trong các bộ sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (3 bộ sách gồm Cánh Diều, Kết nối tri thức với đời sống, Chân trời sáng tạo) có gần 30 văn bản viết về hình tượng này.Xét theo cấp học, số lượng các văn bản viết về người lính Cụ Hồ ở khối tiểu học ít hơn ở khối trung học. Xét theo tiến trình lịch sử, một số ngữ liệu là lựa chọn của cả sách giáo khoa cũ và mới vì tính chất tiêu biểu, không thể thay thế khi nói về Bộ đội Cụ Hồ như: Từ ấy, Việt Bắc, Nhớ đồng (Tố Hữu); Đồng chí (Chính Hữu); Tây Tiến (Quang Dũng); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)... Bên cạnh đó, một số ngữ liệu mới được đưa vào sách đã mang tới những góc nhìn mới về hình tượng Bộ đội Cụ Hồ như: Chú hải quân, Cô gái mũ nồi xanh (Hoài Khánh); Nhật ký Đặng Thùy Trâm (nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)...Có thể nói, các văn bản trong sách giáo khoa đã thể hiện khá đầy đủ, rõ nét về người lính Cụ Hồ, từ chiến sĩ cho tới người chỉ huy ở cương vị cao nhất (Quyết định khó khăn nhất, trích trong Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Họ có thể là người lính biên phòng (Ngựa biên phòng - Phan Thị Thanh Nhàn), lính hải quân (Chú hải quân - Hoài Khánh), lính lái xe (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật), là những nữ bác sĩ chữa bệnh cho thương binh ở các bệnh xá ngoài chiến trường (Nhật ký Đặng Thùy Trâm), là nữ chiến sĩ tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Trung Phi (Cô gái mũ nồi xanh - Hoài Khánh). Những con người ấy đã góp phần tạo nên diện mạo về người lính Cụ Hồ trong thời binh lửa và trong xã hội hôm nay.Khắc họa vẻ đẹp đa chiều về hình tượng Bộ đội Cụ HồVượt lên tất cả, ta thấy ánh lên ở họ là vẻ đẹp của những phẩm chất cao quý: lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình yêu thương, sự lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng của cách mạng...Nhìn sâu vào hệ thống các văn bản, có thể thấy nhiều điểm tương đồng thú vị. Trước hết, có thể thấy, trong sách giáo khoa trước đây và hiện nay, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ được khắc họa chân thực. Sự chân thực được thể hiện ở những gian khổ, hy sinh mà các anh phải vượt qua. Đó có thể là những thiếu thốn về vật chất: Áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá (Đồng chí); là bệnh tật bủa vây: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm (Tây Tiến) nhưng hơn hết là những gian nguy vì mưa bom bão đạn của kẻ thù. Nhiều người từ chiến trường trở về đã không còn lành lặn (sư thầy Đàm Thân trong Vào chùa gặp lại của Minh Chuyên). Có những người lính đã nằm lại nơi rừng xanh và trở thành bất tử (Tây Tiến - Quang Dũng; Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm; Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh). Tuy nhiên, vượt lên tất cả, ta thấy ánh lên ở họ là vẻ đẹp của những phẩm chất cao quý: lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình yêu thương, sự lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng của cách mạng...Trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, dù gian khó, dù có thể đối mặt với mất mát, hy sinh nhưng những người lính chưa bao giờ chùn bước. Đến với Đồng chí của Chính Hữu, ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc của những người lính với tư thế chủ động, luôn sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù: Đêm nay, rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.Những người lính ra trận, chiến đấu kiên cường bởi họ tha thiết mong ước hòa bình cho mình và những người thân yêu. Trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nữ bác sĩ trẻ thốt lên với đồng đội của mình: "Ước mong của em chỉ là hòa bình trở lại để em được về với má em. Có thế thôi".Câu nói ấy của Đặng Thùy Trâm đã phần nào thể hiện một diện mạo khác của những người lính Cụ Hồ: Những người giàu tình yêu thương, những người coi trọng tình nghĩa. Hàng loạt tác phẩm như: Bộ đội về làng (Hoàng Trung Thông), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Việt Bắc (Tố Hữu), Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)... đều thể hiện điều này. Từ những hoàn cảnh khác nhau, những con người ấy đi vào cuộc chiến. Họ mang theo trong mình tình yêu thương gia đình, người thân. Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) đều là những con người như vậy. Lòng dũng cảm mà chúng tôi nói ở trên thực chất bắt nguồn từ tình yêu thương sâu nặng của người lính với những người thân yêu của mình.Tranh của họa sĩ Phan Kế An.Trong chiến tranh, tình yêu thương đó là cội nguồn cho sức mạnh bên trong của họ, giúp những người lính vượt qua nghịch cảnh (Đồng chí). Tình cảm đó giúp những con người ở nơi xa lạ có được cảm giác ấm áp như một gia đình: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).Tình đồng chí, đồng đội đã khiến cho con người dũng cảm, kiên cường, thậm chí chấp nhận mất mát, hy sinh. Trong Ánh sáng cứu rỗi (trích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh), Hòa - cô giao liên trẻ đã hy sinh thân mình, đánh lạc hướng kẻ thù để cứu đồng đội. Điều ấy trong chiến tranh dường như đã thành lẽ thường. Cũng với tình cảm chân thành, tự nhiên, những người lính đã xây dựng được tình quân dân bền chặt. Hàng loạt tác phẩm như: Tây Tiến, Việt Bắc, Bộ đội về làng, Người mẹ vườn cau... đã khắc họa rất rõ điều này. Trong Bộ đội về làng, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:Các anh vềXôn xao làng bé nhỏNhà lá đơn sơTấm lòng rộng mởNồi cơm nấu dởBát nước chè xanhNgồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.Cảnh tượng đơn sơ dường như càng làm nổi bật hơn tình quân dân thắm thiết. Tình cảm ấy được vun đắp qua thời gian, giờ đây trở thành những tình cảm thiêng liêng trong trái tim những người ở tiền tuyến và hậu phương. Nhìn trong tổng thể các văn bản viết về hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, ta thấy có một điều đặc biệt: Thông thường, viết về người lính, lẽ ra phương diện chiến đấu, hy sinh phải là khía cạnh chính được khắc họa, song thực tế, câu chuyện về những con người yêu thương, tình nghĩa mới là điểm gặp gỡ nhiều nhất giữa các văn bản. Người lính trong chiến tranh yêu thương, tình nghĩa. Người lính trong hòa bình lại càng tình nghĩa hơn. Đó là điều làm cho hình tượng người lính Cụ Hồ vốn đã đáng quý, nay càng đáng quý hơn. Ở Ngày cuối cùng của chiến tranh, tình yêu thương đã vượt lên trên những định kiến về chính trị, sắc tộc, tôn giáo. Những người lính đã hành động một cách thật nhân văn để mang đến một câu chuyện ấm áp tình người.Cùng với sự kiên cường, dũng cảm, cùng với sự yêu thương, tình nghĩa, có thể thấy, dù trong hoàn cảnh nào, những người lính cũng một lòng hướng về Tổ quốc, về Đảng, về Bác Hồ kính yêu. Ngay từ khi giác ngộ lý tưởng, những người chiến sĩ vượt qua khó khăn trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ: Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước/ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Lý tưởng cách mạng khiến cho những trí thức như bác sĩ Đặng Thùy Trâm có những suy nghĩ dứt khoát, đầy trách nhiệm: "Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là độc lập, tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có những gì gọi là của riêng mình".Góp phần lan tỏa giá trị Bộ đội Cụ HồCó thể nói, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ là một trong những hình tượng trung tâm ở chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trước đây và hiện nay. Hình tượng ấy vừa được khắc họa chân thực, vừa đẹp đẽ, cao cả. Sự chân thực được thể hiện ở những gian nan mà các anh phải vượt qua. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, đối diện với khó khăn như thế nào, những người lính ấy vẫn ngời lên niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ, vẫn trọn vẹn một tình yêu Tổ quốc, quê hương. Ở những con người giản dị ấy, tình yêu thương, sự đoàn kết, sự kiên tâm, dũng cảm và niềm lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng là điều không bao giờ thay đổi. Việc tiếp cận, tìm hiểu sâu sắc hơn về những cống hiến, hy sinh của cha anh hẳn sẽ khiến học sinh - những người trẻ hiện nay thêm hiểu về lịch sử dân tộc, từ đó mà đề cao trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc, quê hương, đất nước.Có thể nói, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ là một trong những hình tượng trung tâm ở chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trước đây và hiện nay. Hình tượng ấy vừa được khắc họa chân thực, vừa đẹp đẽ, cao cả. Sự chân thực được thể hiện ở những gian nan mà các anh phải vượt qua. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, đối diện với khó khăn như thế nào, những người lính ấy vẫn ngời lên niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ, vẫn trọn vẹn một tình yêu Tổ quốc, quê hương.Để hình tượng Bộ đội Cụ Hồ lúc nào cũng sáng trong, đẹp lung linh, lôi cuốn bao thế hệ giáo viên, học sinh và người dân thì cần sự nỗ lực của những người trong cuộc. Trên lớp, các thầy, cô giáo cần có những cách tổ chức lớp học linh hoạt, kết hợp kênh chữ và kênh hình... để hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trở nên sinh động. Bên cạnh đó, việc khuyến khích học sinh đọc thêm, xem thêm, tìm hiểu thêm về người lính Cụ Hồ trong các văn bản văn học khác cũng như phim, tranh ảnh... cũng đóng một vai trò quan trọng. Một số trường có thể mời những nhân chứng sống (là những người lính đã tham gia vào những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc) để cùng trò chuyện, chia sẻ với các em học sinh... Điều đó chắc chắn sẽ khiến hiểu biết của các em về Bộ đội Cụ Hồ trở nên sâu sắc hơn. Từ đó, mục tiêu giáo dục cũng sẽ dần đạt được. Khi chúng ta đã có các thế hệ học sinh nối tiếp nhau hiểu lịch sử đất nước, hiểu trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, sống yêu thương, tình nghĩa và đoàn kết thì giấc mơ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước sẽ trở thành hiện thực.
Đền Voi Phục thờ Đức thánh Linh Lang có ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn nằm trên phố Kim Mã, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà NộiTheo cách phân loại các vị thần của GS. Nguyễn Duy Hinh trong cuốn sách“Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” thì đây là vị thần Chiến đấu. Không chỉ vậy, nếu đi sâu bóc tách các lớp văn hóa thì theo nhiều nhà nghiên cứu, việc thờ thánh Linh Lang thực chất bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thủy thần của người Việt cổ, một nét văn hoá đặc trưng của cư dân trồng lúa nước.Cùng là một nhân vật Linh Lang nhưng trong các tài liệu lại có cách gọi khác nhau. Một số xếp Linh Lang vào nhóm Thánh, trong khi một số khác lại xếp vào nhóm Thần. Thực chất Linh Lang và sự thờ phụng Đức Linh Lang là một dạng thờ thần linh nguyên thủy bản địa cua người Việt, sau được lịch sử hóa, nhân thần hóa, nhân vật hóa và thờ với tư cách là thành hoàng làng có công chiến đấu. Phát tích, Linh Lang có nguồn gốc thủy thần, cụ thể là thần rắn ở phạm vi vùng sông nước.Tượng thờ đức thánh Linh LangĐức thánh Linh Lang gắn với thủy thầnKhởi đầu, Linh Lang đại vương là một thủy thần gắn với nguồn phúc thủy của nông nghiệp. Thực chất của việc thờ Linh Lang là tín ngưỡng thờ thần sông nước rất phổ biến ở vùng đất cổ châu thổ Bắc Bộ. Người nông dân đã từng đúc kết “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Là cư dân trồng lúa nước, nước là mối quan tâm lớn nhất nên họ đưa việc thờ thần sông nước lên hàng đầu.Sông nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thủy thần là người quản lý sông nước. Hình tượng Linh Lang là một biểu hiện của yếu tố cầu nước, bên cạnh các nhân vật huyền thoại như Sơn thần, Mộc thần... Các vị thần có nguồn gốc thủy thần gồm các thần biển, thần sông… Thần biển được thờ phụng phổ biến dưới danh tính: Nam Hải đại vương, Long vương, Cá Ông... Còn các thần sông được phụng thờ ở nhiều nơi là: Linh Lang, Tam Giang, Trương Hống - Trương Hát... Các thủy thần thường được thờ là ở nơi ven biển, ven sông lớn, các hồ, đầm... Gắn với các thủy thần, thường có các thần mang dạng Rắn, Cá, Rồng, Ba ba... Như các Long vương thường mang dạng Rồng, thần Sông mang dạng Rắn, Hà bá, thần biển mang dạng Cá Ông...Lễ hội đền Voi Phục thờ Đức thánh Linh Lang được tổ chức vào ngày 9/2 đến ngày 10/2 âm lịch hàng nămĐức thánh Linh Lang trong tín ngưỡng thờ RắnThủy thẩn phổ biến là thần Rắn ở đồng bằng Bắc Bộ nơi có con sông Hồng là nguồn nước cho cư dân Việt cổ định cư, nơi đời sống tinh thần tâm linh gắn với nước. Ý thức về thần Rắn luôn hiện trong tâm tưởng của người Việt.Rắn là tô tem của người Việt vùng sông nước, khi ước vọng của họ được khơi dậy thì họ đều nghĩ tới Rắn. Rắn được diễn đạt theo văn hóa Hán thành Rồng, mang tính chất cao quý, thiêng liêng. Hình tượng tô tem Rắn được thần thoại hóa, Hán hóa rồi phong kiến hóa. Lạc Long Quân là một vị thần Rồng đứng đầu xứ Lạc, tượng trưng cho vật tổ của người Việt. Câu chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân chính là thần thoại về cặp chim tổ và rắn tổ. Rắn là một loài động vật đứng đầu mọi loài thủy tộc.Các thần tích về Rắn đều kể người cha thường từ nơi khác đến; trái lại bà mẹ nói chung là người địa phương, nơi diễn ra sự hóa thân của Rắn thành người hùng. Thần tích về thánh Linh Lang cùng phản ánh rõ điều này. Cho nên “tô tem Rắn còn là một sợi dây huyết thống liên kết cộng đồng cư dân cùng dòng máu”. Rắn Tổ sinh ra toàn con đực, rắn con sau này cũng vậy. Vì giống Đực mới là người hùng theo quan niệm phụ hệ thời phong kiến.Nhiều khi Rắn được nhân cách hóa, mang tính chất của vị anh hùng có yếu tố văn hóa. Cụ thể, chúng ta gặp một dạng hóa thân của rắn thần là Linh Lang đại vương. Trên danh nghĩa, ngài là con vua song thực chất đây là con rắn thần. Về sau, với sự tích thần kỳ, ngài được người đời gắn cho những kỳ tích chống giặc và thoáng có nét của Phù Đổng Thiên Vương. Linh Lang thường gắn với dòng sông Tô Lịch, có công với dân làng nên được phụng thờ trong nhiều ngôi đền cổ ở Hà Nội, nhằm ca tụng sức mạnh và tác dụng tốt đẹp của dòng sông chính là thánh Linh Lang trong tín ngưỡng thờ Rắn.Nghi lễ rước chân nhang Độ cửu cung phi Hạo Nương và Đức thánh Linh Lang ra nơi tổ chức lễ hội Đức thánh Linh Lang biểu tượng truyền thuyết chống giặc ngoại xâm Truyền thuyết thứ nhất: Trong sách “Việt thường thị Lý triều Tông đế tử hoàng tử Linh Lang Đại vương ngọc phả cổ lục” viết: Đến đời Lý Thánh Tông, người đời truyền rằng: Bấy giờ ở giáp Đông Đoài, xã Bồng Lai, huyện Từ Liêm có một gia đình họ Nguyễn tên là Thực, lấy bà họ Lê tên Năng. Vợ chồng họ vốn là gia đình hào phú, ông bà hiền lành chất phác. Bấy giờ, ông Nguyễn đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà Lê nằm mơ màng ngủ thiếp đi, bỗng nhiên trông thấy một con rắn mây đuổi theo mặt trăng. Bà nằm ngửa lên nhìn, bỗng nhiên mặt trăng giá đúng vào miệng. Bà bàng hoàng tỉnh giấc, liền đem những điều thấy trong mộng mị nói lại cho chồng nghe. Ông Nguyễn nói: “Điềm lành thấy trong giấc mộng ắt hẳn trời cho ta sinh được quý nữ. Vả lại đạo trời màu nhiệm huyền vy, họa phúc không sao lường hết được. Những điều thấy trong mộng thực hư thế nào phải đợi sau này mới biết được”.Một trăm ngày sau quả nhiên bà có thai. Khi thai được mãn kỳ, bà sinh được một người con gái yểu điệu, mắt phượng long lanh, mặt ngọc phương phi, sắc đẹp có thể sánh với Hằng Nga, thân hình rất đượm sắc xuân. Cha mẹ rất yêu quý nàng, đặt tên cho nàng là Hạo Nương. Năm nàng ba tuổi người cha mắc bệnh rồi mất.Khi tròn 17 tuổi, nàng Hạo như một đóa hoa đào mười phần xuân sắc, vẻ đẹp khiến chim sa cá lặn, ngọc thẹn hoa hờn. Công dung ngôn hạnh, tứ đức kiêm toàn, song cung thiềm còn đương khóa ngọc nhuỵ phong kín. Nhan sắc ấy đáng giá ngàn vàng, song số trời đã định, duyên lành vẫn còn đợi đó.Một hôm, vua Lý Thánh Tông ngoại giá tuần qua vùng ngoại thành, nhân dân nô nức kéo đến xem, bấy giờ nàng Hạo cùng đến xem. Nhà vua thấy có dung nghi nhan sắc tốt tươi, nghĩ rằng người thường không thể như thế được “Không phải tiên nữ ở chốn Bồng Doanh thì cũng phải là kiều nương ở nơi Lãng Uyển”. Nhà vua liền sai sứ thần đến hỏi, rồi đón về cung ban cho nàng làm độ cửu cung phi và vô cùng yêu quý nàng.Được ba bốn năm, mẹ nàng bị bệnh rồi mất, nàng Hạo xin phép Vua được về mai táng mẹ và ở lại chịu tang. Khi tròn hai năm, một hôm nàng ra Hồ Tây giặt lụa và tắm rửa để chuẩn bị vào cung, trong khi đang tắm, bỗng nhiên thấy một con giao long từ ngoài hồ lao thẳng đến quấn chặt lấy thân nàng ba vòng, phun rớt rãi ra đầy người, có mùi hương thơm nức. Lát sau, giao long lao ra giữa hồ, phun nước thành mây ngũ sắc bay thẳng lên không trung biến mất, kể từ đó từ đó nàng có mang.Khi mang thai được 14 tháng, một hôm nàng ngồi chơi ở vườn hoa, bỗng nhiên mơ màng ngủ thiếp đi, thấy một bậc đại trượng phu mình dài chín thước, đầu đội mũ rồng sáng chói, mình mặc áo bào đai ngọc rực rỡ, cưỡi mây, đạp mưa đến thẳng trước mặt nàng tâu rằng“Thần vốn là con trai Long Vương, tên Hoàng Lang, có lệnh cho xuất thế thác sinh làm con vua”. Nói chưa hết lời, cung phi tự nhiên tỉnh giấc.Hôm ấy là sinh nhật nàng, tức ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1064), bỗng có một trận cuồng phong nổi lên, trời đất tối tăm mịt mù, cung phi sinh ra một cậu con trai. Đứa bé sinh ra có mắt phượng cổ rồng, mày hùm hàm én, hình dung to lớn, thể mạo khôi kỳ, sau lưng có 28 vì tinh tú, trước bụng có ngôi sao Bắc Đẩu... Sinh được bảy ngày, nhà vua dựa theo mộng triệu mà đặt tên là Hoàng Lang và mở tiệc lớn ăn mừng.Sau khi Hoàng tử sinh được một tháng bảy ngày thì bỗng nhiên có giặc Vĩnh Trinh ở phương Bắc nổi loạn kéo đến xâm lược đất nước, thế nước nghiêng ngả. Nhà vua bèn cho lập đàn trai giới cáo thiên địa, lại truyền cho bách quan đi cầu đảo bách thần ở các đền thờ thượng đẳng tối linh để xin các thần âm phù, giúp nước đánh giặc. Lập đàn cầu tế vừa được ba ngày, đêm ấy nhà vua mơ màng ngủ thiếp đi, bỗng nhiên nghe thấy tiếng thơ rõ ràng như rót bên tai:Thế nước gieo neo, có thánh tàiVận trời đã định há lo hoàiNếu cầu người giỏi nơi phường trạiGiặc Vĩnh Trinh kia chết chẳng saiNghe xong tiếng ngâm tụng, nhà vua chợt tỉnh giấc. Nhà vua nghĩ rằng, những điều thấy trong mộng chắc là thiên địa quỷ thần báo cho biết, bèn sai quan đi cầu các bậc anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, xem ai là người tài giỏi có mưu lược phá được giặc, ắt sẽ trọng thưởng.Lại nói chuyện bấy giờ, Hoàng Lang mới sinh được một tháng bảy ngày, khi nghe tiếng quân rao cầu bên ngoài, Hoàng Lang đang nằm trên sập, liền nhỏm dậy, tự nhiên cất tiếng hỏi mẹ “Xá nhân đi rao có việc gì vậy?” Bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên nói “Nay nước có giặc Vĩnh Trinh đến xâm chiếm kinh đô, sinh dân lầm than, thế nước nghiêng ngả. Do vậy, nhà vua sai xá nhân đi rao cầu tìm người tài giỏi trong thiên hạ về giúp nước. Con còn thơ dại, chẳng nhẽ lại muốn đánh giặc để đền ơn đáp nghĩa vua tôi hay sao mà lại hỏi thế?”Hoàng Lang lại giục mau mau mời xá nhân vào cung phủ. Hoàng Lang nói với xá nhân rằng “Ngươi hãy mau mau về báo với nhà vua, xin sắm sửa cho ta một lá cờ lớn, cán dài mười thước và một con voi rồi mang lại cho ta ngay, đủ để một mình ta đánh giặc, xin nhà vua đừng lo ngại gì cả”. Xá nhân nghe nói xong quay trở về tâu với nhà vua. Nhà vua hết sức vui mừng, liền sai làm một cán cờ dài mười thước, chọn một con voi lớn với năm ngàn binh lính chiêu mộ cùng Lê Công Bảo và Hoa Công Hoàng làm tỳ tướng hành khiển, luôn ở hai bên giúp sức cho Hoàng Lang.Hoàng Lang nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao lớn chừng chín thước, tay cầm lá cờ hơn mười thước nhảy lên lưng voi, vung cờ thét lớn“Ta là thiên tướng”. Con voi lồng lên chạy như bay, vút một cái lao như tên bắn đến thẳng đồn giặc, đánh một trận rất lớn, trời đất tối tăm mù mịt. Hoàng Lang cưỡi trên mình voi, tay phải cầm cờ vẩy mạnh, chỉ vào đám giặc. Tướng giặc Vĩnh Trinh sợ hãi ngã ra liền bị chém đầu treo dưới cờ. Quân giặc chết như ngả rạ, sợ hãi, thua chạy tán loạn. Dẹp yên giặc giã, Hoàng Lang liền trở về triều đình. Nhà vua nghe được tin ấy rất vui, cho mở tiệc lớn ăn mừng và thưởng công cho các tướng sĩ công thần. Trong lúc vui vầy, lòng vua rung động bèn ngự đề bài thơ:Trời cao đã định có tài minhQuét sạch bụi trần, nước thái bìnhĐức trầm tỏ tường trời chẳng phụNgàn năm bất hủ đời quang minhHoàng Lang đáp lễ rằng:Tự trời giáng xuống quét phong trầnĐể đức từ nay càng sáng hơnThế nước thanh bình đều vững chắcMột nhà yên am hội quần thần.Nhân dân nô nức đến trẩy hội và tế lễ tưởng nhớ Đức thánh Linh LangTruyền thuyết thứ hai: Theo “Cổ lục thuỷ văn thứ nhất”, bản chính của Bộ Lễ, mục Quốc lễ và sách. Vào năm Nhâm Tý 1072, vua Lý Thánh Tông băng hà, vua Lý Nhân Tông lên ngôi thay cha mới bảy tuổi. Đã từ lâu nhà Tống vẫn có ý thôn tính nước ta, được tin vua Lý Thánh Tông băng hà, vua mới còn ít tuổi, vua nhà Tống mừng lắm, chúng ráo riết sửa soạn việc động binh xâm lược nước ta.Ngày 27 tháng 10 năm 1075, mở đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy bắt đầu bằng những trận đánh “phản chuẩn bị” mãnh liệt bất ngờ tiến công phá tan các căn cứ của địch rồi thừa thắng tiến về hướng thành Ung Châu vây đánh. Với đầy mưu trí và quả cảm, quân ta đã chiếm được thành Ung Châu vào ngày 1 tháng 3 năm 1076.Biết nhà Tống sẽ trả thù, Lý Thường Kiệt tiến hành xây dựng một thế trận phòng ngự sâu, có nhiều tầng bên hữu ngạn sông Cầu. Đúng như nhận định, cuối năm 1076, giặc Tống vượt biên giới ào ạt kéo quân vào xâm chiếm nước ta, nhưng chúng đã bị chặn lại trên tuyến sông Cầu. Chiến cuộc trên chiến tuyến sông Cầu giằng co, địch bị đánh hất về bên kia sông.Nắm được tình hình địch đã nao núng ta quyết định phản công. Theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt, thủy quân của hoàng tử Hoàng Chân và hoàng tử Chiêu Văn từ Vạn Xuân ngược lên Khao Túc (sông Cầu) đánh thẳng vào trận tuyến phía đông của giặc Tống, nhằm hút đại quân của chúng về phía ấy để quân ta vượt sông tấn công vào doanh trại chính của giặc. Bị đánh bất ngờ, giặc trở tay không kịp, cả doanh trại chìm trong khói lửa, phần bị chết, phần bị bắt, đám tàn quân phải tháo chạy về nước. Trong trận này, soái thuyền của hoàng tử Hoàng Chân bị súng bắn đá của địch bắn trúng, thuyền chao đảo dữ dội, nước tràn vào thuyền, ngập thắt lưng rồi tới vai, chủ soái Hoàng Chân vẫn hiên ngang tay cầm kim bài, tay cầm kiếm chỉ huy quân sỹ tấn công quân địch và anh dũng hy sinh. Hôm đó là ngày 10 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077).Hoàng tử Hoàng Chân hy sinh anh dũng, song chiến công của Người đã góp phần cùng toàn quân Đại Việt đánh thắng giặc Tống xâm lược. Công lao của hoàng tử Hoàng Chân đã được vua Lý Nhân Tông sắc phong: Linh Lang Đại vương - Thượng đẳng phúc thần. Sang đời Trần, Đức thánh Linh Lang lại hiển linh phù quốc dẹp giặc, vua Trần Nhân Tông sắc phong: Bình vương Mông thượng đẳng thần. Đời Lê Trang Tông, Đức thánh Linh Lang hiển linh phù quốc thống nhất bờ cõi, vua Lê sắc tặng gia phong “Phối đồng thiên địa, vạn cổ lưu truyền”.Không gian ngôi đền và ban thờ chính thực hiện các nghi lễ tếThông qua Truyền thuyết về Đức thánh Linh Lang trong tín ngưỡng dân gian, ta thấy được dư âm thần thoại, bóng dáng lịch sử, những đặc trưng văn hóa cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của thời đại hòa quyện một cách hết sức độc đáo, tạo nên lòng tin cùa người dân ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ và Tứ trấn Thăng Long xưa cho đến tận ngày nay đối với vị thần được thờ phụng. Nổi lên là hai hình tượng của thánh Linh Lang: hình ảnh thủy thần và hình tượng người anh hùng dân tộc. Truyền thuyết phản ánh việc trị thủy và chống xâm lăng là hai việc trọng đại của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thời dựng nước. Dù là nhân vật hư cấu, huyền thoại nhiều hơn lịch sử thì Đức thánh Linh Lang vẫn là kết quả của sự chuyển hóa từ thần tự nhiên thành anh hùng cứu nước. Biểu tượng người anh hùng ấy rất gần gũi quen thuộc trong đời sống của dân tộc Việt nên được nhân dân tôn thờ cho đến hôm nay.
Dịp nghỉ lễ, nhà bà An, hàng xóm của tôi đông vui nhộn nhịp hẳn lên. Các con ở xa được dịp kéo nhau về chơi, bà An cũng theo xe về quê. Mấy tháng rồi không gặp bà An, nhìn bà như gầy đi. Nhìn thấy tôi sang chơi, bà An ra ghế đá ngoài sân rót cốc nước vối nóng hổi mời tôi. Lâu ngày gặp lại hàng xóm ở quê, bà An phấn khởi trò chuyện rôm rả. Nhìn bà An có vẻ mệt mỏi, tôi hỏi:- Bà lên ở với con trên thành phố tưởng nhàn hơn phải trắng béo lên chứ?Bà An giọng vẻ chùng xuống:- Chả nhàn đâu bà ạ. Hai đứa cháu, một đứa lớp 2, một thằng mới gần 1 năm tuổi. Bố mẹ chúng nó thì đi làm tối ngày, thành thử tôi xoay như chóng chóng trông hai đứa.- Ồ thế thì bà vất quá. Thế chúng nó có trả lương cho bà không?- Ôi xời, toàn con cháu trong nhà, ai lấy tiền của chúng nó làm gì. Mấy lần con dâu bảo đưa tiền cho tôi nhưng tôi không cầm.- Bà suy nghĩ thế là lạc hậu rồi. Trẻ cậy cha, già cậy con. Chúng mình già cả, lương hưu không có, đi trông cháu vất vả, chả được nghỉ ngơi thì phải trả công xứng đáng chứ. Như tôi đây, hè vừa rồi mấy đứa mang con lên gửi tôi cứ tùy từng đứa mà lĩnh lương đều. Mình cầm tiền nhưng cũng lại mua quà cáp cho con chúng nó, nhiều thì tiết kiệm lại sau tặng các cháu học bổng động viên học tập. Còn lại thì bồi bổ thêm cho mình tăng sức khỏe hoặc đôi khi đi ăn cỗ bàn cho chủ động nữa chứ.Bà An nghe tôi nói thì gật gù:- Ừ, nhưng tôi cứ thấy ngại ngại thế nào ý, con cháu mình lấy tiền sợ chúng nó lại cười cho, bảo mình tham.Tôi giải thích:- Bà không trông thì chúng nó thuê “ô sin” cũng phải gần chục triệu/tháng chứ chả ít đâu. Cố gắng bồi bổ sức khỏe mà trông con cho chúng nó.Thực ra trước đây tôi cũng có suy nghĩ như bà An. Nghĩ rằng việc trông con trông cháu là trách nhiệm của ông bà. Nhà tôi 6 đứa con, 2 đứa thì lấy chồng xa, chúng nó tự lo liệu và các cháu giờ đã lớn. Còn mấy đứa gần nhà thì ngày nào cũng mang con đến gửi ông bà trông. Vào năm học thì lại nhờ ông bà đưa đón con đi học. Nói chung ông bà cũng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Chỉ mong chúng nó mau lớn mình nhàn. Nhưng hết cháu lớn thì lũ chắt lại ra đời thành thử cả đời ông bà như con mọn. Thời thế thay đổi, các con, các cháu cũng kiếm thêm thu nhập nên cũng nghĩ ra cách trả lương cho ông bà nên còn chút sức khỏe cũng cố gắng trông giữ bọn trẻ cho bố mẹ chúng nó yên tâm làm việc.Hiện nay, tỷ lệ người già không có thu nhập khá cao. Nếu chăm cháu mà được trả lương thì họ sẽ có một khoản chi phí để trang trải cho cuộc sống tuổi già. Tuy nhiên, sau khi lập gia đình, các con cũng không nên coi việc chăm cháu là trách nhiệm và giao phó cho ông bà. Thỉnh thoảng có thể gửi ông bà chút tiền tiêu vặt để động viên, khích lệ thay cho cảm ơn. Tiền bồi dưỡng hàng tháng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình tài chính riêng của mỗi gia đình. Một khi không muốn dùng tiền, có thể thay thế bằng cách mua sắm đồ dùng thiết yếu, những chuyến du lịch hay mua bảo hiểm, các gói thăm khám sức khỏe định kỳ vào lễ Tết hay dịp sinh nhật nhằm bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ. Điều này vừa cải thiện mối quan hệ trong gia đình vừa là cách để con cái báo hiếu.Đặc biệt, khi ông bà chăm cháu sẽ không tránh khỏi những bất đồng về cách nuôi dạy, vì vậy cần biết thông cảm, sẵn sàng chia sẻ những khúc mắc để việc chăm cháu của ông bà trở thành niềm vui chứ không phải là gánh nặng. Bởi người già sợ nhất là sự cô đơn và thiếu tôn trọng từ con cái, quan trọng hơn vật chất chính là cái tâm, sự thấu hiểu của con cái khi đối xử với cha mẹ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.Tục ngữ có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, với ý nghĩa là con cái khi còn bé thì được cha mẹ nuôi nấng bảo vệ, đến lúc cha mẹ già yếu thì sẽ có con cái để nương tựa. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống hiện nay, điều này đôi khi khó thực hiện. Ai rồi cũng sẽ già đi. Do vậy mỗi người ngoài sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính thì cũng hãy sẵn sàng, chủ động tâm thế để tuổi già hạnh phúc, vui vẻ.
Toàn cảnh hội nghị.Sáng 24/9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác hiến máu tình nguyện giai đoạn 2022 - 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Các đồng chí: Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương cùng dự.Trong những năm qua, hoạt động hiến máu tình nguyện tại Hà Tĩnh hết sức tích cực. Các chương trình, sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức bài bản, công tác tuyên truyền vận động và tổ chức hiến máu được thực hiện có hiệu quả, an toàn, đảm bảo máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện.Giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh đã tổ chức được 96 đợt hiến máu tình nguyện và tiếp nhận 23.561 đơn vị máu. Kết quả tiếp nhận máu năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện trong toàn tỉnh.Hiện, toàn tỉnh có 23 câu lạc bộ ngân hàng máu sống tại các cơ quan, đơn vị và các địa phương với tổng số hơn 1.700 thành viên hoạt động hiệu quả, kịp thời.Công tác tổ chức, tiếp nhận máu được ban chỉ đạo các cấp phối hợp với cơ sở tiếp nhận, thực hiện khá chặt chẽ, nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Hương Sơn Nguyễn Đình Hành nêu một số vấn đề từ thực tiễn triển khai công tác hiến máu tình nguyện tại địa phương.Hoạt động truyền thông về hiến máu tình nguyện thời gian qua được áp dụng các hình thức mới, hiện đại để thông tin nhanh chóng đến với người dân. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông qua việc xây dựng các điển hình, tấm gương tiêu biểu trong công tác hiến máu; về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hiến máu tình nguyện…Từ đầu năm đến 15/9/2024, toàn tỉnh đã tổ chức được 24 đợt hiến máu tình nguyện, tiếp nhận được 6.871 đơn vị máu, đạt 76,3% chỉ tiêu Ban Chỉ đạo quốc gia giao. Các đơn vị đã tổ chức 2 đợt hiến máu, hoàn thành và vượt chỉ tiêu năm 2024 là: huyện Cẩm Xuyên (832 đơn vị máu, đạt 156,98%), huyện Nghi Xuân (571 đơn vị máu, đạt 110,87%), huyện Hương Khê (587 đơn vị máu, đạt 102,1%), thị xã Kỳ Anh (603 đơn vị máu, đạt 123,1%).Công tác tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động hiến máu tình nguyện được quan tâm thực hiện, lan tỏa nét đẹp văn hóa, thể hiện tính nhân văn cao cả, mang đến sự sống, niềm tin và hy vọng cho hàng trăm người bệnh.Qua khảo sát, toàn tỉnh hiện có 362 người hiến máu từ 10 - 19 lần, 98 người hiến máu từ 20 - 29 lần, 13 người hiến máu từ 30 - 39 lần và 3 người hiến máu trên 40 lần.Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lê Thị Mai Hoa làm rõ một số vấn đề tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm, các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, nhất là trong tuyên truyền, công tác tổ chức, tiếp nhận máu, tôn vinh, khen thưởng, quà tặng cho người hiến máu, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận hiến máu… Đồng thời thảo luận các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu - Trưởng ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh ghi nhận sự nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của ban chỉ đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong công tác tổ chức thực hiện vận động hiến máu tình nguyện, lan tỏa rộng rãi tinh thần "một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại" trong xã hội.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu kết luận tại hội nghị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu Hội Chữ thập đỏ - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thế hằng năm để điều phối, triển khai lịch hiến máu hài hòa; hỗ trợ ban chỉ đạo các cấp trong tổ chức các hoạt động hiến máu; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa, vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện; duy trì và phát huy hiệu quả của các câu lạc bộ ngân hàng máu sống.Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đầu tư phát triển, sản xuất các chế phẩm từ máu theo quy định; phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo duy trì, bổ sung việc tặng quà, động viên người hiến máu, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách cho người hiến máu tình nguyện.Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho ý kiến thêm về một số vấn đề trong quản lý, sử dụng giấy chứng nhận hiến máu; công tác tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động hiến máu tình nguyện...
Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.Về chứng thư chữ ký điện tử, Nghị định nêu rõ, chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.Liên quan đến nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, Nghị định nêu rõ, nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:1-Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử; 2-Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có); 3-Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử; 4-Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử; 5-Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử; 6-Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử; 7-Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử; 8-Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.Về nội dung của chứng thư chữ ký số, theo nghị định, nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; thuật toán khóa không đối xứng.Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm: Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số; tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; thuật toán khóa không đối xứng.Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm: Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số; tên của thuê bao; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của thuê bao; chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; thuật toán khóa không đối xứng.Về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số, Nghị định quy định, thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy được quy định như sau: Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm; chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 3 năm.Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm...Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2025.
Trải qua 70 năm xây dựng, lao động, cống hiến và trưởng thành (27/2/1955 - 27/2/2025), ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, tăng từ khoảng 60 tuổi (giai đoạn 1975-1980) lên mức trung bình 74,5 tuổi hiện nay. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đã đạt hơn 94% dân số, góp phần bảo đảm mọi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí hợp lý. Người dân được khám chữa bệnh với dịch vụ, kỹ thuật y học hiện đại không thua kém các nước phát triển như: Ghép tạng, phẫu thuật bằng robot, áp dụng chữa bệnh công nghệ tế bào gốc…
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Căn cứ quy định hiện hành và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong công tác nhân sự ở các địa phương; sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Tờ trình 259-TTr/BTCTW năm 2025), Bộ Chính trị có kết luận như sau:1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu(1) Việc xây dựng phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy; phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc sau hợp nhất, sáp nhập là công việc quan trọng, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên cơ sở phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (trước và sau hợp nhất, sáp nhập) và các cơ quan chức năng theo quy định; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.(2) Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập bao gồm các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh đương nhiệm; đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp ủy viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.(3) Giữ vững nguyên tắc trong công tác nhân sự, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, đúng quy định của Đảng, Nhà nước.Việc phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện; trong đó đặc biệt coi trọng, đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, uy tín, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung và có kết quả, sản phẩm công tác cụ thể.Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, công nghệ nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ.Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.(4) Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định.Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp ủy viên cấp tỉnh làm Bí thư đảng ủy; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy làm Bí thư đảng ủy. (5) Thường trực cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã và cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập phải thực sự là một tập thể tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất cao; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và có cơ cấu đại diện cân đối, hài hòa giữa các địa phương; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.(6) Chủ động làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đối với những hành vi, việc làm vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là trong công tác bố trí, sắp xếp nhân sự.2. Tiêu chuẩnTiêu chuẩn cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cơ bản thực hiện theo Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiêu chuẩn cấp ủy viên nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng và các quy định liên quan của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.Trong đó, cần cụ thể hóa rõ hơn tiêu chuẩn về chính trị; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo; kết quả, sản phẩm cụ thể... của cán bộ thuộc diện ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy quản lý (gồm cả cán bộ cấp xã) và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để làm căn cứ, cơ sở xem xét, bố trí theo thẩm quyền.3. Nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành3.1. Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy):Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.3.2. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc (không bao gồm các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý):Bước 1: Xây dựng và thông qua phương án nhân sựChuẩn bị phương án nhân sự: Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Chính trị phân công (sẽ có thông báo của Trung ương) triệu tập, đồng chủ trì cùng các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập để họp với các đồng chí thường trực tỉnh ủy, thành ủy, đồng chí trưởng ban tổ chức của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập chuẩn bị các nội dung để xây dựng phương án nhân sự theo yêu cầu sau:(i) Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ của các địa phương thuộc diện hợp nhất, sáp nhập về: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ; đánh giá sơ bộ về thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.(ii) Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ sau hợp nhất, sáp nhập, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định; xây dựng phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy và định hướng phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ hiện tại và cho nhiệm kỳ kế tiếp các nội dung, yêu cầu trên. (iii) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).- Thông qua phương án nhân sự: Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố được Bộ Chính trị phân công đồng chủ trì cùng các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập tổ chức hội nghị ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập (có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng) thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện và thông qua phương án nhân sự.Trong quá trình thảo luận, nếu còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa thống nhất, thì tổng hợp đầy đủ ý kiến, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.Bước 2: Trên cơ sở phương án nhân sự đã xây dựng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (của các địa phương hợp nhất, sáp nhập) báo cáo Ban Tổ chức Trung ương xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện phương án nhân sự trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ định đối với nhận sự theo quy định.Bước 3: Tiếp thu ý kiến và hoàn thiện phương án nhân sựĐồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố được Bộ Chính trị phân công đồng chủ trì cùng các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập họp với các đồng chí ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện phương án nhân sự để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét chỉ định nhân sự theo quy định (kèm theo hồ sơ nhân sự theo Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị).Căn cứ quyết định chỉ định nhân sự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập xem xét, quyết định việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền và theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và phương án nhân sự cấp ủy đã tiếp thu ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương.3.3. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã sau khi thành lập mới và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các đơn vị ở cấp xã:Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị và các quy định có liên quan; đồng thời, nghiên cứu các nội dung, yêu cầu xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh nêu trên để cụ thể hóa, chỉ đạo việc xây dựng và thông qua phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2030; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện và không trái với Kết luận này.Lưu ý: Trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã thì ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã và phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.4. Tổ chức thực hiện(1) Giao Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo hướng: Khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của hội đồng nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân theo quy định, mà giao ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên.Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.(2) Giao thường trực, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập chủ động, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và định hướng phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc; đồng thời, chỉ đạo thực hiện các thủ tục liên quan theo quyết định của cấp có thẩm quyền và xem xét, quyết định công tác nhân sự của địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ và các quy định hiện hành.(3) Giao Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để tham mưu công tác nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị về công tác nhân sự bảo đảm đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để xem xét, hướng dẫn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trung ương. Ảnh: Quochoi.vnSáng nay (16/4), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: Tổng Bí thư Tô Lâm; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Cùng dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành...Hội nghị được kết nối tới 21.000 điểm cầu từ Trung ương đến cấp xã và các cơ quan, đơn vị với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự; được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, phát thanh qua Đài tiếng nói Việt Nam.Tham dự tại điểm cầu chính ở Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.Ngoài ra, tại Hà Tĩnh còn có 414 điểm cầu các cấp, ngành, đơn vị với 46.868 đại biểu tham dự.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị ở điểm cầu hội trường UBND tỉnh.Quán triệt các nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới của các văn kiệnTại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề về "Các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng: những điểm mới trong tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; những điểm mới trong dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng; những điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị; những điểm mới trong dự thảo báo cáo 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030”.Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn.Thủ tướng nhấn mạnh, các dự thảo báo cáo đã được bổ sung, hoàn thiện theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng. Bộ Chính trị, Trung ương đã chỉ đạo các tiểu ban khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.Đề nghị các đồng chí lãnh đạo tổ chức đảng các cấp quán triệt, nghiên cứu kỹ để bổ sung, hoàn thiện văn kiện đại hội của cấp mình. Đối với các tỉnh có sáp nhập, hợp nhất thì các ban thường vụ phải trao đổi, phối hợp để xây dựng văn kiện của đại hội tỉnh mới. Đồng thời, các tiểu ban tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, tiếp thu ý kiến đại hội đảng bộ các cấp để trình Hội nghị Trung ương lần thứ 12.Các điểm cầu tại Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bảo hiểm Xã hội tỉnh.Đại biểu tại điểm cầu Báo Hà Tĩnh. Tiếp đó, hội nghị nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt chuyên đề về “Sửa đổi hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày Chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào 2 nhóm nội dung: Một là các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (tập trung ở Điều 9, 10) để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của MTTQ Việt Nam, vai trò tập hợp các giai cấp, tầng lớp, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, đến từng hộ gia đình. Hai là các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, cần chú trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Đề nghị Chính phủ cùng với MTTQ tiến hành khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch; việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.Điểm cầu huyện Thạch Hà.Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, dự kiến sẽ bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV.Dự kiến Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, ngay từ bây giờ.Phương hướng, nhiệm vụ tổ chức và công tác chuẩn bị, tinh thần chung như bầu cử nhiệm kỳ trước, tuy nhiên, có yêu cầu mới là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử, trong quản lý danh sách cử tri, niêm yết danh sách ứng cử viên và công bố kết quả bầu cử.Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn. Trong ảnh: điểm cầu thị trấn Nghèn - Can Lộc.Hội nghị cũng nghe Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề 3 về “Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW ngày 18/1/2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030”; kế hoạch triển khai thực hiện. Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: quochoi.vnỔn định sớm để phát triểnPhát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của các nội dung đã được báo cáo tại hội nghị, đồng thời yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, thấu đáo và chú trọng xây dựng chương trình hành động cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ cách làm, rõ thời gian hoàn thành.Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: quochoi.vn.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh 3 yêu cầu chung và 4 lưu ý cần thực hiện các chủ trương lớn của Trung ương. Trong đó, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các địa phương, đơn vị cần xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11; tạo thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân; quyết tâm thực hiện cao nhất các mục tiêu đã đề ra; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các công việc theo tinh thần "đúng vai thuộc bài"; phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong quá trình thực hiện, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, của Nhân dân.Việc triển khai "vừa chạy vừa xếp hàng" nhưng cần thận trọng, chắc chắn, không chủ quan; có trọng tâm trọng điểm, không làm tắt, làm ẩu và phải bám sát các mốc thời gian để đảm bảo tiến độ.Theo đó, trước 30/6 hoàn thành sửa đổi Hiến pháp; từ 1/7 bảo đảm hoạt động ổn định của chính quyền mới sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 1/9; hoàn thành đại hội Đảng cấp xã trước 31/8, hoàn thành Đại hội Đảng bộ tỉnh trước 31/10; Đại hội Đảng toàn quốc bắt đầu quý I/2026; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND vào tháng 3/2026.Khuyến khích các địa phương hoàn thành sớm trước mốc với tinh thần ổn định sớm để phát triển. Tập trung công tác tuyên truyền tạo đồng thuận trong Nhân dân, lan tỏa trong toàn xã hội; phát huy dân chủ cơ sở, tôn trọng ý kiến Nhân dân.Điểm cầu thị xã Kỳ Anh.Về 4 vấn đề cần lưu ý, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh các nội dung liên quan đến sắp xếp tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã. Theo đó, các địa phương phải chủ động, trách nhiệm trong sắp xếp trên cơ sở tiêu chí, tiêu chuẩn và định hướng số lượng của Trung ương với mục tiêu cao nhất xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn. Phương án và lộ trình tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả, không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan, hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động thường ngày của người dân, doanh nghiệp.Thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, phạm vi tác động ảnh hưởng rất lớn đến công tác cán bộ; do đó, cần công tâm, khách quan trong bố trí cán bộ, thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn; tăng cường kiểm soát quyền lực, gắn quyền lực với trách nhiệm cá nhân. Lưu ý trong lựa chọn bố trí người đứng đầu, phải tính toán đồng bộ, liên thông đảm bảo bố trí nhân sự sau khi hợp nhất, nhân sự đại hội Đảng các cấp, nhân sự bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Về văn kiện đại hội Đảng các cấp, Tổng Bí thư lưu ý cần tập trung đảm bảo tổ chức đại hội bài bản, chặt chẽ, nhất là với địa phương mới sáp nhập, hợp nhất; chú trọng chuẩn bị chu đáo văn kiện đại hội, công tác nhân sự đại hội theo chỉ thị mà Trung ương đã ban hành.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, vì vậy, các đồng chí từ Trung ương đến địa phương, cơ sở cần phát huy cao độ, tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 11 đã đề ra; chuẩn bị nền tảng vững chắc cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc Việt Nam.Kết thúc hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt, khẩn trương cụ thể hóa, đưa các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn của Trung ương thành hành động cụ thể, đạt hiệu quả rõ nét và thực chất; chủ động, tích cực làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương lớn của Đảng. Trong đó, tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc ý nghĩa, quan điểm chỉ đạo, nội dung chủ yếu, mục tiêu, nhiệm vụ được Trung ương thảo luận và quyết nghị tại Hội nghị lần thứ 11 khóa XIII - “Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta”.
Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủTheo Quyết định, việc ban hành Kế hoạch nhằm mục đích thực hiện chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án; đồng bộ với việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện Đề án.Nội dung Kế hoạch gồm: Tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Kế hoạch này để thống nhất triển khai thực hiện. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra. Trong đó, xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản về tổ chức và hoạt động thanh tra: Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó có quy định sửa đổi, bãi bỏ quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra tại các Luật chuyên ngành để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Luật Thanh tra (sửa đổi), hoàn thành, trình Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 khóa XV; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thành, trình Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 khóa XV để có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với Luật Thanh tra (sửa đổi).Ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hoàn thành đồng bộ với việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực.Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sựTheo Kế hoạch, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ; hợp nhất Trường Cán bộ Thanh tra và Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra. Thực hiện tiếp nhận, điều chuyển công chức làm công tác thanh tra của 12 Thanh tra Bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ về các vụ, cục, đơn vị của Thanh tra Chính phủ; đồng thời bố trí, sắp xếp công chức các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ theo mô hình tổ chức mới; thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận hồ sơ đảng viên, công chức và các nội dung khác liên quan; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức trong quá trình sắp xếp theo quy định.Bên cạnh đó, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh) trên cơ sở kết thúc hoạt động Thanh tra cấp huyện, Thanh tra Sở để tổ chức lại thành các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh.Sắp xếp, bố trí trụ sở, cơ sở vật chất cho các cơ quan thanh tra Theo Kế hoạch, sắp xếp, bố trí trụ sở, cơ sở vật chất cho Thanh tra Chính phủ theo nguyên tắc sử dụng tối đa trụ sở, cơ sở vật chất hiện có của Thanh tra Chính phủ, đồng thời bố trí các trụ sở của cơ quan nhà nước dôi dư sau sắp xếp theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.Trường hợp chưa sắp xếp, bố trí ngay được trụ sở các cơ quan nhà nước dôi dư sau sắp xếp theo Nghị quyết số 18-NQ/TW thì cho phép thuê trụ sở làm việc nhằm đảm bảo hoạt động thực hiện nhiệm vụ liên tục, không bị gián đoạn. Việc thuê trụ sở làm việc phải thực hiện theo quy định của pháp luật.Đối với Thanh tra tỉnh: Sắp xếp, bố trí trụ sở, cơ sở vật chất cho Thanh tra tỉnh, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ liên tục, không bị gián đoạn.
Tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính.Ngày 07 tháng 04 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 33/CĐ-TTg về việc tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), thống nhất đất nước. Tiếp theo, tại Văn bản số 3184/VPCP-CN ngày 15 tháng 4 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng - Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì tổ chức Lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2025 (trực tuyến đến tất cả các công trình, dự án).Theo báo cáo của 09 bộ, cơ quan ngang bộ và 51 tỉnh, thành phố, tổng số dự án, công trình đăng ký khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật… là 85 công trình, dự án. Hiện nay còn 07 bộ, cơ quan và 12 địa phương chưa gửi báo cáo. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty (bao gồm cả các Bộ, cơ quan, địa phương đã gửi báo cáo) khẩn trương tiếp tục rà soát, tổng hợp đầy đủ các công trình, dự án quan trọng, các công trình lớn của ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc và của địa phương phụ trách đủ điều kiện theo quy định dự kiến khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật, hợp long, động thổ… để chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gửi về Bộ Xây dựng - Cơ quan Thường trực trước 16 giờ ngày 16 tháng 4 năm 2025; báo cáo thông tin về các công trình, dự án (tên, loại hình, quy mô, nguồn vốn, tổng vốn đầu tư…).2. Bộ Xây dựng - cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương rà soát lại các dự án, công trình để bảo đảm quy mô, điều kiện tổ chức khánh thành, khởi công, thông xe kỹ thuật, hợp long,… theo quy định; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 16 tháng 4 năm 2025.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan chủ động chuẩn bị mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật, tổ chức Lễ khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật, hợp long,… các công trình, dự án do cơ quan mình phụ trách theo kịch bản chung do Bộ Xây dựng, Đài truyền hình Việt Nam xây dựng, tổ chức, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm; chủ động bố trí các điều kiện kỹ thuật để kết nối trực tuyến đến tất cả các công trình, dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Đài truyền hình Việt Nam để buổi Lễ thành công.Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./
Theo tìm hiểu của ông Khôi, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn thì chỉ sử dụng đất dưới hình thức thuê đất.Trong trường hợp nêu trên, quyền sử dụng đất công ty Việt Nam là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cá nhân và một số quyền sử dụng đất là nhận góp vốn từ cổ đông công ty.Bộ Nông nghiệp và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:Về việc mua, bán, chuyển nhượng vốn đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư.Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Đất đai năm 2024 thì không có quy định tổ chức nước ngoài nhận quyền sử dụng đất theo hình thức nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất (chỉ có quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất).Trường hợp trong quá trình sử dụng đất, nếu thuộc các trường hợp có thay đổi quy định tại Khoản 1 Điều 133 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định.
22/04/2025 21:12 Ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nướcQuyết định nêu rõ, mục tiêu chung nhằm ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.Mục tiêu cụ thể là khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí.Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí. Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.8 nhóm nhiệm vụ và giải phápĐể đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: 1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí; 2. Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả; 3. Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; 4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; 5. Tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí; 7. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong phòng, chống lãng phí; 8. Tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.Theo đó, về tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả: Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Rà soát, đánh giá lại việc giao, quản lý biên chế.Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý nợ công: Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, giữ bội chi ngân sách nhà nước và nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ; triển khai công cụ quản lý nợ theo quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, bảo đảm hiệu quả, an toàn và thanh khoản của ngân sách nhà nước. Bố trí thanh toán trả nợ các khoản nợ gốc, lãi của ngân sách nhà nước kịp thời, đầy đủ, đúng hạn. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của ngân sách trung ương và khả năng đáp ứng của thị trường. Quản lý ngân quỹ nhà nước đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ.Về đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, cắt giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp...Đối với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.Đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa; rà soát, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi triệt để tiền, tài sản nhà nước; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.Chiến lược được thực hiện theo hai giai đoạnChiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2025 đến năm 2030): Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lãng phí.Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2031 đến năm 2035): Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống lãng phí và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2031 - 2035 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2036.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường; Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.Công điện nêu rõ: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt mục tiêu hoàn thành 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030. Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025; thành lập 07 Đoàn Kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc. Sau khi kiểm tra, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo cụ thể, Thường trực Chính phủ đã kết luận và chỉ đạo; các dự án có chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, cấp mỏ vật liệu xây dựng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Để thúc đẩy đầu tư công, góp phần tăng trưởng trên 8% năm 2025 và đảm bảo mục tiêu hoàn thành các dự án đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương, đơn vị nghiêm túc thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại văn bản số 168/TB-VPCP ngày 09 tháng 4 năm 2025 của Văn phòng Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại văn bản số 125/TB-VPCP ngày 19 tháng 3 năm 2025, chỉ đạo của các Phó Thủ tướng Chính phủ - các Trưởng Đoàn Kiểm tra; khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ sau đây:1. Các địa phươngCác đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, động viên người lao động, nhân dân trên các công trình dự án; các tổ chức, đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... phải tích cực vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng tái định cư; tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, có giải pháp phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và quy định của pháp luật để giải quyết hợp tình, hợp lý các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân...; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hoàn thành ngay việc giải phóng mặt bằng tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công (khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công…); tập trung thực hiện, hoàn thành các công việc sau:a) Các tỉnh có khối lượng giải phóng mặt bằng còn lớn như Đồng Nai (Biên Hòa - Vũng Tàu), Khánh Hòa (Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột), Lạng Sơn (Hữu Nghị - Chi Lăng), Bình Dương (Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh), Quảng Trị (Vạn Ninh - Cam Lộ) huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30 tháng 4 năm 2025, không được lùi tiến độ.b) Các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Kiên Giang, Phú Yên khẩn trương bàn giao mặt bằng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.c) Các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Dương, Long An phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn thành di dời đường điện cao thế trước ngày 30/4/2025, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tỉnh Quảng Trị (Vạn Ninh - Cam Lộ) khẩn trương hoàn thành di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đường gom, đường ngang tại cầu vượt quốc lộ 9D, quốc lộ 9A, Tam Hiệp.d) Thành phố Đà Nẵng (Hòa Liên - Túy Loan) đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất các mỏ đá theo quy định, hoàn thành trước ngày 25 tháng 4 năm 2025.đ) Tỉnh Phú Yên (Quy Nhơn - Chí Thạnh) khẩn trương hoàn thành thủ tục nâng công suất mỏ đá Công ty CP QL&SC đường bộ Phú Yên theo quy định trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.e) Tỉnh Đắk Lắk (Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột) hoàn thành thủ tục chấp thuận cho thuê đất mỏ Ea Kênh theo quy định trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.g) Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang hoàn thành thủ tục điều chỉnh Bản xác nhận các mỏ cấp theo cơ chế đặc thù đúng quy định trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.h) Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre hoàn thành cấp phép 03 mỏ cát còn lại; các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre nâng công suất mỏ đáp ứng nhu cầu năm 2025 theo quy định trước ngày 25 tháng 4 năm 2025.i) Tỉnh An Giang sớm phân bổ theo quy định nguồn đá tại mỏ Antraco để ưu tiên cung cấp cho các dự án trọng điểm trong khu vực có kế hoạch hoàn thành năm 2025.k) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương (Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh), Đồng Tháp (An Hữu - Cao Lãnh) rà soát, lập lại tiến độ, chủ động về nguồn vật liệu, có các giải pháp xử lý kỹ thuật phù hợp, hiệu quả, không lùi tiến độ hoàn thành dự án. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.2. Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật để hướng dẫn các địa phương: thủ tục hoàn trả bãi đổ thải vật liệu thừa sau khi thi công xong công trình; đánh giá mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân do thi công các dự án; bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.3. Bộ Công Thương chỉ đạo và Tập đoàn EVN chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành di dời đường điện cao thế.4. Bộ Xây dựng - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các chủ đầu tư và các bộ, ngành có liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng; chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, tết, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm: với tinh thần "vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão", "chỉ bàn làm, không bàn lùi" để đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.5. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền.Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.
Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giápTham dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp. Tổng Bí thư Tô Lâm với lãnh đạo, sỹ quan chỉ huy Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giápXây đắp truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”Tại buổi làm việc, báo cáo khái quát về tình hình hoạt động của Binh chủng, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp cho biết, ngày 5/10/1959, Bộ Quốc phòng ra Quyết định thành lập Trung đoàn 202, Trung đoàn Xe tăng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Tăng thiết giáp luôn gắn liền với những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Bộ đội Tăng thiết giáp đã phát huy tốt sức mạnh hỏa lực và khả năng đột phá, thọc sâu, đè bẹp sức kháng cự của địch góp phần giải phóng Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Nẵng,...Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với quyết tâm “Thần tốc, quyết thắng”, các đơn vị tăng thiết giáp đã xung trận với gần 400 xe, dẫn đầu 5 cánh quân trên cả 5 hướng, đồng loạt tiến công giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định. Thời khắc lịch sử 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng của ta đã dũng mãnh húc tung cánh cổng Dinh Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn; cùng các lực lượng vũ trang cách mạng bắt sống Nội các Dương Văn Minh, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, góp phần kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. Đất nước hòa bình, lực lượng tăng thiết giáp tiếp tục cùng quân, dân cả nước bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trong hoàn cảnh lịch sử nào, Bộ đội Tăng thiết giáp luôn vận dụng sáng tạo các quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta; học tập nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kiến thức khoa học quân sự hiện đại, xây dựng nên nghệ thuật tác chiến độc đáo của Bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam: “Đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”,“Một người, một xe cũng tiến công”, xây đắp nên truyền thống của Binh chủng Anh hùng “Đã ra quân là đánh thắng”. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giápVới thành tích xuất sắc trong hơn 65 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Tăng thiết giáp vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đến nay có 44 lượt tập thể và 16 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, bộ đội Tăng thiết giáp đã có nhiều cố gắng tổ chức tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, giúp đỡ các địa phương phòng chống thiên tai, dịch bệnh, xoá đói giảm nghèo, làm đường giao thông, làm thủy lợi, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn - đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng,... Những việc làm thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh; giữ vững và tiếp tục làm sáng lên hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, hình ảnh người chiến sĩ xe tăng trong lòng nhân dân.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, khen ngợi những thành tích to lớn mà Binh chủng Tăng thiết giáp đã đạt được trong những năm qua.Nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấuTổng Bí thư nhấn mạnh, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay đặt ra những yêu cầu mới phía trước, Quân đội cần phải được xây dựng tinh, gọn, mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức làm nòng cốt trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó, phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm chính trị, biện pháp hành động cụ thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó Binh chủng Tăng thiết giáp có vai trò quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm tặng bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Binh chủng Tăng thiết giápTrong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư yêu cầu, Binh chủng Tăng thiết giáp và các đơn vị quân đội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiên định các mục tiêu, nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về quân sự, quốc phòng để cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả trong Binh chủng. Quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc đối tượng, đối tác, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, để từ đó có nhận thức đúng, có quyết tâm cao và nỗ lực lớn trong thực hiện và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm được giao, cả thường xuyên và đột xuất.Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam.Tổng Bí thư chỉ rõ, phải tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu theo hướng hiện đại, lấy thực hành làm chính, sử dụng thành thạo trang bị kỹ thuật, khí tài có trong biên chế, nhất là trang bị kỹ thuật mới; tăng cường huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, huấn luyện trên địa hình mới, sát với nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn, phương án tác chiến… Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong huấn luyện, tác chiến, quản lý bộ đội; xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý, điều hành huấn luyện, tác chiến khi có tình huống; kiện toàn, xây dựng tổ chức biên chế thật sự tinh, gọn, mạnh, phù hợp với nghệ thuật quân sự, vũ khí trang bị... Nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, giữ nghiêm kỷ luật; chăm lo bảo đảm tốt đời sống bộ đội và công tác chính sách. Trên cơ sở khai thác có hiệu quả và làm chủ trang bị kỹ thuật mới, cần phải tập trung vào cải tiến, nâng cao chất lượng trang bị kỹ thuật, giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm để đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan vũ khí, khí tài của Binh chủng Tăng thiết giápTổng Bí thư lưu ý, phải thường xuyên chăm lo xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Binh chủng; thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiền phong gương mẫu, nói đi đôi với làm. Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Tổng Bí thư chỉ rõ, các cấp phải chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công Đại hội đảng nhiệm kỳ 2025-2030; sau Đại hội, nhanh chóng hoàn chỉnh, ban hành, thực hiện nghiêm Quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo, chương trình hành động, kế hoạch công tác để đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Phải xây dựng đơn vị theo đúng phương châm xuyên suốt mà Bác Hồ từng chỉ huấn, đó là Bộ đội phải là “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, để Quân đội phát triển toàn diện về quân sự, chính trị và kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm động viên, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giápNhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Binh chủng Tăng thiết giáp; ghi lưu bút trong Sổ vàng truyền thống của Binh chủng và chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sỹ.Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đi thăm, kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn Xe tăng 201 (thành phố Hà Nội); thăm quan khu trưng bày một số hiện vật truyền thống và hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Binh chủng Tăng thiết giáp và trồng cây trong khuôn viên Lữ đoàn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị khởi công 2 dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Nam Định - Thái Bình - Ảnh: VGP/Minh KhôiTheo Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, có chiều dài khoảng 124 km, tổng mức đầu tư 20.434 tỷ đồng, được thực hiện theo phương thức đối tác công - tư, loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); giai đoạn phân kỳ đầu tư có 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, sau đó sẽ mở rộng lên 4 làn xe ở giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh.Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và đề nghị tỉnh Bình Phước, nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); rà soát, tính toán phương án tài chính, thời gian thu phí của dự án; làm rõ một số vấn đề kỹ thuật, như quy mô nút giao liên thông, thiết kế kết cấu mặt đường làn dừng khẩn cấp, tăng khối lượng gia cố mái dốc, tăng nguy cơ sạt lở…Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Bình Phước đã trao đổi, thảo luận những công việc cần khẩn trương thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để đủ điều kiện tổ chức khởi công: Lựa chọn nhà đầu tư; lập thiết kế cơ sở; hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật cơ sở; giải phóng mặt bằng…Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cam kết sẽ hoàn thành toàn bộ các bước chuẩn bị để có thể khởi công dự án theo đúng kế hoạch.Kết luận về nội dung này, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước gửi ngay văn bản để tỉnh Bình Phước, nhà đầu tư nghiên cứu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số nội dung trong Báo cáo nghiên cứu khả thi; hoàn chỉnh ĐTM, thiết kế kỹ thuật cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng ý giao Bình Phước, theo thẩm quyền, lựa chọn nhà đầu tư để khởi công dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ."Nội dung hợp đồng BOT phải bảo đảm lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân, thực hiện kiểm toán định kỳ để điều chỉnh phương án, thời gian thu phí phù hợp với thực tế", Phó Thủ tướng lưu ý. , Phó Thủ tướng lưu ý: Nội dung hợp đồng BOT phải bảo đảm lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân, thực hiện kiểm toán định kỳ để điều chỉnh phương án, thời gian thu phí phù hợp với thực tế - Ảnh: VGP/Minh KhôiBáo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình triển khai dự án cao tốc Nam Định - Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khó khăn lớn nhất là đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư của dự án đã được giải quyết.Dự án cao tốc Nam Định - Thái Bình có tổng chiều dài 60,9 km (tỉnh Thái Bình là 33,3 km, tỉnh Nam Định là 27,6 km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120 km/h. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 19.000 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công - tư BOT.Đến nay, hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã giải phóng 304/492 ha mặt bằng phục vụ dự án. Vốn ngân sách Trung ương đã bố trí cho dự án 5.700 tỷ đồng, tỉnh Thái Bình là 362 tỷ đồng, tỉnh Nam Định là 1.000 tỷ đồng.Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định về kéo dài thời gian giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện phù hợp với tình hình triển khai thực hiện dự án.Phó Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực về tài chính, công nghệ kỹ thuật, thi công, giám sát… để bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án, để kết nối toàn tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng theo đúng kế hoạch đề ra, nhằm tăng cường kết nối khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển Bắc Bộ.Minh Khôi
Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ về mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển bền vững dựa trên khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ trương của Đảng về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi là một bước tiến đầy ý nghĩa.Đây là lần đầu tiên, phổ cập giáo dục được mở rộng xuống tận lứa tuổi mẫu giáo nhỏ – một quyết định không chỉ mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược về phát triển con người từ sớm.Để cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét một khoản đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026–2030. Trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, việc dành một nguồn lực lớn như vậy cho trẻ mầm non không chỉ cho thấy sự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, mà còn phản ánh tư duy phát triển mới – lấy giáo dục sớm làm nền móng để xây dựng tương lai đất nước. Chủ trương phổ cập giáo dục mầm non từ 3 đến 5 tuổi, với nguồn lực đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đậm nét trong tư duy phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ taMột quyết định mang tính thời điểm và chiến lượcViệt Nam đang bước vào giai đoạn "dân số vàng", nhưng cửa sổ cơ hội không mở mãi. Nếu không đầu tư sớm, bài bản cho thế hệ trẻ hôm nay, thì mai sau chúng ta sẽ phải trả giá bằng sự tụt hậu về năng suất, trí tuệ và vị thế. Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên – nơi định hình khả năng tư duy, cảm xúc và xã hội của con người.Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định: 90% não bộ của trẻ em phát triển hoàn chỉnh trước tuổi lên sáu. Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi chính là "cửa sổ vàng" để phát triển ngôn ngữ, nhận thức và nhân cách. Một khởi đầu công bằng, chất lượng cho mọi đứa trẻ sẽ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia trong tương lai.Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập: Tỉ lệ trẻ từ 3 đến 4 tuổi đến trường vẫn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; cơ sở vật chất còn thiếu; giáo viên chưa đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc mở rộng phổ cập không chỉ để lấp đầy những khoảng trống ấy, mà còn gửi đi một thông điệp rất mạnh mẽ: Nhà nước sẽ đồng hành với trẻ em ngay từ những bước đầu đời. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh, cần bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng về giáo dục với tất cả mọi người.Những điểm mới và đột phá trong chính sáchChủ trương lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá:Thứ nhất, phổ cập từ 3 tuổi là một thay đổi mang tính bước ngoặt. Không còn giới hạn ở trẻ 5 tuổi, chính sách mới thể hiện rõ chuyển biến trong tư duy phát triển con người: không đợi đến tiểu học mới quan tâm, mà bắt đầu ngay từ giai đoạn nền tảng.Thứ hai, chính sách đi kèm hỗ trợ tài chính cho trẻ em và giáo viên – từ học phí, tiền ăn, đến đầu tư cơ sở vật chất và biên chế. Đây là sự đảm bảo về mặt điều kiện thực thi, chứ không dừng lại ở định hướng trên giấy.Thứ ba, lộ trình triển khai được thiết kế có bước đi thận trọng: thí điểm trong 3 năm học, sau đó nhân rộng đại trà. Cách làm này giúp các địa phương có thời gian chuẩn bị và thích nghi, đồng thời tạo dư địa để đánh giá hiệu quả chính sách trước khi mở rộng toàn diện.Đặc biệt, tư duy quản trị công cũng đã thay đổi căn bản: từ coi giáo dục mầm non là một chính sách phúc lợi, sang nhìn nhận đó là một khoản đầu tư chiến lược, sinh lời cao về kinh tế và xã hội.Ý nghĩa sâu xa của khoản đầu tư 116 nghìn tỷ đồngKhông khó để thấy rằng, đằng sau con số hơn 116.000 tỷ đồng là một hệ giá trị sâu sắc:Trước hết, đây là đầu tư cho chất lượng dân số và nguồn nhân lực, điều kiện cốt lõi để Việt Nam tiến tới mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.Thứ hai, chính sách giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền, các nhóm thu nhập, qua đó củng cố tính bao trùm và công bằng xã hội – những yếu tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đồng thuận quốc gia.Thứ ba, xét về hiệu quả đầu tư, nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận xã hội của giáo dục mầm non cao hơn bất kỳ cấp học nào. Mỗi đồng chi hôm nay có thể tiết kiệm hàng chục đồng chi phí an sinh xã hội, y tế và an ninh sau này.Và quan trọng nhất, đây là biểu hiện sinh động cho khát vọng vươn mình của một dân tộc hướng tới tương lai – bằng cách gieo mầm tri thức và nhân cách ngay từ lớp học mẫu giáo.Một vài gợi mở để triển khai hiệu quả hơnĐể chủ trương đi vào cuộc sống, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và cơ chế thực hiện. Việc sớm ban hành Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, làm cơ sở cho phân bổ nguồn lực và giám sát thực hiện.Chính phủ có thể cân nhắc phân loại địa bàn theo mức độ sẵn sàng, từ đó áp dụng lộ trình phù hợp. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên mầm non cần được đặt vào trung tâm của chính sách, không chỉ về đãi ngộ mà còn về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và hỗ trợ đời sống.Việc xã hội hóa giáo dục mầm non cũng nên được khuyến khích theo hướng có kiểm soát, bảo đảm mọi trẻ em – không phân biệt hoàn cảnh – đều có quyền tiếp cận giáo dục sớm chất lượng. Và hơn hết, việc sử dụng ngân sách cần được công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát độc lập, để củng cố niềm tin xã hội và bảo đảm hiệu quả đầu tư.Tương lai bắt đầu từ hôm nayChủ trương phổ cập giáo dục mầm non từ 3 đến 5 tuổi, với nguồn lực đầu tư hơn 116.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đậm nét trong tư duy phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta. Đó không chỉ là một chính sách giáo dục, mà là một tuyên ngôn về trách nhiệm và khát vọng đối với tương lai đất nước – nơi mỗi đứa trẻ, dù ở miền xuôi hay miền ngược, đều được bắt đầu hành trình cuộc đời bằng một khởi đầu công bằng và đầy yêu thương. Đây cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.Giáo dục mầm non là nơi ươm mầm trí tuệ, thể lực, nhân cách và cảm xúc. Đầu tư cho giáo dục mầm non không tạo ra kết quả tức thời, nhưng là đầu tư bền vững nhất, sinh lợi cao nhất và tạo nên những chuyển biến âm thầm nhưng căn bản cho quốc gia. Sự phát triển của đất nước trong 20, 30 năm tới sẽ được định hình từ những lớp học mẫu giáo hôm nay – nơi những công dân tương lai đang học cách lắng nghe, chia sẻ, tư duy và mơ ước.Một quốc gia muốn đi xa, trước hết phải biết đi sớm. Và đi sớm nhất, chính là đi từ những bước đầu tiên của trẻ thơ, đầu tư và ươm mầm ước mơ cho những đứa trẻ. Trong tinh thần đó, chủ trương lần này của Đảng là một quyết sách lịch sử, một cam kết lâu dài, và một biểu hiện sinh động của tầm nhìn kiến tạo vì con người.Bởi tương lai đất nước không bắt đầu từ những công trình bê tông, mà bắt đầu từ ánh mắt trong veo, tiếng hát bi bô và những đôi chân lon ton của những em nhỏ trong lớp học mầm non hôm nay./.TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Một Việt Nam thống nhất lòng người, kiên trì vượt khó, đổi mới tư duy để không ngừng vươn mình mạnh mẽ trên con đường phát triển.Chiến tranh kết thúc, non sông thu về một mối. Nhưng thống nhất không chỉ là sự liền mạch về địa lý, mà còn là sự liền mạch về lòng người – một khát vọng sâu thẳm của hàng triệu trái tim Việt Nam, hướng tới một tương lai chung, không còn hận thù, chia cách.Bước ra từ tro tàn chiến tranh, đất nước đối mặt với muôn vàn khó khăn: cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Nhưng từ trong gian khó, Việt Nam đã kiên quyết lựa chọn con đường: hòa hợp, đoàn kết, tự lực tự cường và khát vọng vươn lên.Trong bài viết truyền cảm hứng mãnh liệt "Nước việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn."Lời nhắc nhở sâu sắc này đã tóm lại tinh thần của hành trình 50 năm: một Việt Nam thống nhất lòng người, kiên trì vượt khó, đổi mới tư duy để không ngừng vươn mình mạnh mẽ trên con đường phát triển.50 năm hòa bình, thống nhất: Những thành tựu nổi bậtTừ một quốc gia nghèo nàn, Việt Nam đã từng bước vươn lên thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Quy mô GDP từ chưa đầy 2 tỷ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỷ USD ngày nay, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ hơn 70% xuống còn dưới 3%. Đặc biệt, hàng chục triệu người đã gia nhập tầng lớp trung lưu – một động lực quan trọng thúc đẩy tiêu dùng, đổi mới sáng tạo và sự vận động tích cực của xã hội Việt Nam. Hệ thống giáo dục, y tế được mở rộng khắp mọi miền đất nước. Hạ tầng giao thông, hạ tầng số không ngừng được hiện đại hóa, kết nối Việt Nam với thế giới. Việt Nam đã lựa chọn khép lại quá khứ, hóa giải hận thù, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cùng hướng tới tương lai tươi sáng.Song hành với phát triển kinh tế, chính sách hòa hợp dân tộc đã trở thành nền tảng vững chắc cho thành công. Việt Nam đã lựa chọn khép lại quá khứ, hóa giải hận thù, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cùng hướng tới tương lai tươi sáng.Tinh thần hòa hợp ấy phản ánh cội nguồn sâu xa của dân tộc. Ngay từ buổi bình minh lịch sử, người Việt đã tự nhận mình là "đồng bào" – những người cùng một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, theo truyền thuyết "con Rồng, cháu Tiên". Từ "đồng bào" không chỉ đơn thuần mang nghĩa "cùng chung một đất nước", mà còn là "cùng một huyết thống", "cùng một nguồn cội" – nghĩa tình ấy vượt lên mọi khác biệt về vùng miền, định kiến và hoàn cảnh lịch sử.Chính vì vậy, sau chiến tranh, khát vọng thống nhất lòng người đã được hun đúc mạnh mẽ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy đoàn kết làm sức mạnh, lấy hòa bình, ổn định làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vững". Tinh thần đó đã làm nên thành công kỳ diệu: hòa bình không chỉ được gìn giữ trên lãnh thổ, mà còn được thiết lập trong lòng người – trở thành nguồn sức mạnh nội sinh đưa Việt Nam vững bước tiến lên.Sau nửa thế kỷ hòa bình, Việt Nam còn đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững và an sinh xã hội. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt gần 92%. Chỉ số phát triển con người (HDI) liên tục được cải thiện, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình cao. Liên Hợp Quốc xếp hạng Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2025 tăng 8 bậc, xếp thứ 46, chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Một xã hội ổn định, an toàn, phát triển bao trùm ngày càng được định hình rõ nét, củng cố niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.Một Việt Nam năng động hội nhập, có vị thế và uy tín trên trường quốc tếViệt Nam hôm nay là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, hội nhập sâu rộng, năng động, có uy tín và vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế.Từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã trở thành thành viên chủ động, tích cực trong các tổ chức toàn cầu như ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO, CPTPP, RCEP... Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước lớn, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư, đổi mới sáng tạo và du lịch.Việt Nam đã nhiều lần đảm nhiệm trọng trách quốc tế, từ vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đến việc chủ trì thành công các hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Việt Nam cũng tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 tại các điểm nóng, khẳng định hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Chúng ta lấy hòa bình, ổn định làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vữngKhông chỉ vậy, trong những thảm họa thiên tai lớn của thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng chung tay cứu trợ, hỗ trợ các nước bị động đất, bão lũ, như Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar... Những nghĩa cử đó đã làm lan tỏa sâu rộng hình ảnh một Việt Nam nhân văn, trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ vì lợi ích chung của nhân loại.Riêng với các nước cựu thù, Việt Nam cũng trở thành một hình mẫu trong quan hệ quốc tế về việc gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai để biến thù thành bạn.Trong một thế giới đầy biến động, Việt Nam giữ vững bản lĩnh đối ngoại: kiên định mục tiêu độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.Đổi mới tư duy thể chế: Nền tảng cho phát triển đột phá và bền vữngMột thành tựu có ý nghĩa sâu xa và quyết định nhất cho tương lai Việt Nam chính là sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy thể chế trong thời gian gần đây.Việt Nam đã nhận diện rõ những "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển – trước hết là những rào cản trong hệ thống thể chế, trong tổ chức bộ máy và trong tư duy quản trị đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương lớn, đột phá:1. Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế: Hàng loạt nghị quyết, quy định mới được ban hành nhằm sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, minh bạch và thúc đẩy nguồn lực xã hội phát triển mạnh mẽ.2. Cách mạng tinh gọn bộ máy: Tinh thần sắp xếp tổ chức bộ máy tinh giản, hiệu quả, hoạt động thực chất đã trở thành xu thế chủ đạo, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.3. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Việt Nam coi đây là động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong kỷ nguyên số.4. Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia được khẳng định rõ ràng, mở ra không gian rộng lớn cho sáng tạo và làm giàu chính đáng.5. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới: Được thực hiện với những tư tưởng mới, như chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế quốc gia đi sau sang trạng thái quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới, bắt kịp, tiến cùng và vượt lên.Những đổi mới này không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, mà là sự chuyển mình về tầm nhìn, phương thức lãnh đạo, quản lý và phát triển – một cuộc cách mạng về tư duy có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thành tựu đổi mới tư duy thể chế đang đặt nền móng vững chắc để Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn, mà còn phát triển bền vững, bao trùm, toàn diện, tự cường và hùng cường trong tương lai. Chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của một dân tộc thống nhất, tự cường và vươn cao cùng thế giới.Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mớiKỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước hôm nay, chúng ta càng thêm tự hào và biết ơn những thế hệ đã cống hiến, hy sinh vì hòa bình, độc lập và thống nhất. Đồng thời, chúng ta càng thấm thía hơn rằng: Độc lập, tự do, hòa bình, ổn định, thống nhất lòng dân và ấm no, hạnh phúc của nhân dân – chính là những giá trị thiêng liêng nhất, là nguồn sức mạnh bền vững nhất cho mọi hành trình phát triển.Việt Nam đã hồi sinh từ tro tàn chiến tranh. Việt Nam đã vươn mình thành biểu tượng của hòa bình, phát triển bao trùm và tinh thần vượt lên mọi khó khăn để đi tới.Và Việt Nam hôm nay, bằng khát vọng mạnh mẽ, bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo, bằng sự hội nhập chủ động, trí tuệ và bản lĩnh, đang tự tin bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của một dân tộc thống nhất, tự cường và vươn cao cùng thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4/2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh VGP/Nhật BắcThủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4/2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.Sau lễ đón chính thức sáng ngày 28/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Thủ tướng Ishiba thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản; cảm ơn Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi vừa qua cũng như trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh COVID-19.Thủ tướng Ishiba cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ và nhân dân Việt Nam; cho rằng vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền tảng tư tưởng xuyên suốt là hoà bình, bác ái là yếu tố then chốt đối với thành công của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam; chia sẻ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển của Việt Nam kể từ chuyến thăm Việt Nam trên cương vị Nghị sĩ trẻ 35 năm trước. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy và quan trọng hàng đầu của Việt Nam; đánh giá quan hệ hai nước có tiềm năng hợp tác ngày càng rộng lớn với nền tảng là sự tin cậy chính trị, giao lưu nhân dân lâu đời và thế mạnh bổ sung lẫn nhau.Cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp của nguồn vốn vay ODA và đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng chia sẻ các giải pháp trong "bộ tứ chiến lược" để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm đột phá phát triển khoa học công nghệ, thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng Ishiba đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới; khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ.Trong không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi toàn diện về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản sau gần 2 năm nâng cấp lên khuôn khổ quan hệ mới; đánh giá cao những tiến triển đã đạt được sau 2 lần gặp gỡ, trao đổi giữa 2 Thủ tướng chỉ trong gần 1 năm qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy và quan trọng hàng đầu của Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật BắcHai bên cũng trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung về các phương hướng lớn và biện pháp đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, tiến vào kỷ nguyên mới trên phương châm "chân thành, tình cảm, tin cậy, thực chất, hiệu quả, cùng có lợi" trong 5 lĩnh vực gồm quan hệ chính trị; kinh tế, kết nối nguồn nhân lực; an ninh - quốc phòng; khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh; hợp tác tại các diễn đàn đa phương.Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao hàng năm; thúc đẩy trao đổi để sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, thúc đẩy gặp gỡ thường xuyên giữa 2 Thủ tướng, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, đối thoại; tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất trong đó có hợp tác về công nghệ quốc phòng, giải quyết các hậu quả của chiến tranh, cứu hộ, cứu nạn, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, an ninh mạng... Hai bên nhất trí nâng cấp cơ chế Đối thoại Đối tác chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao lên Đối thoại 2+2 cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng và tổ chức phiên họp đầu tiên trong năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ hai nước có tiềm năng hợp tác ngày càng rộng lớn với nền tảng là sự tin cậy chính trị, giao lưu nhân dân lâu đời và thế mạnh bổ sung lẫn nhau - Ảnh: VGP/Nhật BắcHai Thủ tướng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ, đẩy mạnh liên kết kinh tế thực chất và bền vững hơn, qua đó hỗ trợ nhau cùng phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế khó khăn hiện nay.Hai bên nhất trí thúc đẩy sôi động hóa hợp tác ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại thực chất, hiệu quả, bền vững.Đánh giá cao các tiến triển đã đạt được trong một số dự án quan trọng như Đường sắt đô thị tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên nhất trí đẩy nhanh và đặt tiến độ cụ thể đối với nhiều dự án mang tính biểu tượng của quan hệ hai nước như Đại học Việt – Nhật, Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở II, cũng như các dự án của Trung tâm vũ trụ Việt Nam… Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Ảnh: VGP/Nhật BắcHai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực, ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2025 - 2030 trong năm 2025.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam.Trên cơ sở sự tương đồng về chiến lược phát triển dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số, hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương; nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển kinh tế số, bán dẫn, lượng tử, năng lượng nguyên tử, IT, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng…Nhất trí nâng cao hiệu quả các cơ chế, khuôn khổ hợp tác về khoa học-công nghệ thông qua tổ chức khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp về Khoa học Công nghệ trong năm 2026 và nghiên cứu khả năng thành lập cơ chế hợp tác mới về khoa học công nghệ theo hướng hợp tác công – tư. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến lễ trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, giới khoa học và doanh nghiệp hai nước; tăng cường cung cấp học bổng cho du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam; hỗ trợ cộng đồng 70 doanh nghiệp và 5.000 kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và quá trình chuyển đổi số của Nhật Bản.Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ hỗ trợ các dự án nghiên cứu chung, đào tạo tiến sĩ ngành bán dẫn của Việt Nam thông qua Dự án hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Nhật Bản – ASEAN (NEXUS); thông báo Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp tích cực tổ chức Diễn đàn địa phương Việt Nam - Nhật Bản tại Việt Nam vào cuối năm 2025; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, hai bên nhất trí trong năm 2025 sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy xây dựng Biên bản ghi nhớ hợp tác về chương trình lao động mới "việc làm để phát triển kỹ năng".Thủ tướng Ishiba đánh giá cao đóng góp và khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng hơn 600.000 người Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về việc đơn giản hóa thủ tục, mở rộng diện cấp thị thực nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu 2 triệu lượt khách du lịch thăm lẫn nhau mỗi năm. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru gặp gỡ báo chí chung và thông báo những kết quả chính trong hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Trao đổi về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Mekong, Liên Hợp Quốc... Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế và hệ thống thương mại tự do, rộng mở, bao hàm, dựa trên luật lệ, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2027 và nghiên cứu tích cực việc cử đại diện Chính phủ Nhật Bản dự Lễ ký Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Nhật Bản đã tham dự tích cực vào Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển toàn cầu 2030 (P4G); thông báo Việt Nam sẽ cử đoàn tham dự hoạt động Ngày Việt Nam tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru đã chứng kiến Lễ trao đổi văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước, gặp gỡ báo chí chung và thông báo những kết quả chính trong hội đàm. Cùng ngày, hai Thủ tướng dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn./.
Cùng dự về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4Trong chuyến công tác chính thức tại Việt Nam, sáng 28/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào đã đến thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4 (đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).Cùng đi với đoàn có đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.Cùng dự về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 chủ trì buổi làm việcPhát biểu với cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với sự đóng góp to lớn, chí tình, chí nghĩa, sự hy sinh cao cả của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân Lào trước đây, cũng như sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith phát biểu tại buổi làm việc.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cũng ghi nhận những kết quả đạt được trong phối hợp hoạt động; những đóng góp, giúp đỡ tận tình của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các đơn vị thuộc Quân khu với các địa phương, đơn vị Quân đội Nhân dân Lào trong những năm qua.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng tham dự buổi làm việc.Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn LLVT Quân khu 4 và các đơn vị, địa phương của Lào có chung đường biên giới tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tốt an ninh chính trị vùng biên giới, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội địa bàn vùng biên phát triển, góp phần xây dựng thêm mối đoàn kết hữu nghị đặc biệt sâu sắc giữa 2 Đảng, Nhà nước và Quân đội. Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Quân khu 4 mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân dân các địa phương của Lào trong quá trình thực hiện các chương trình, hợp tác trên địa bàn; hỗ trợ, giúp đỡ các đội quy tập hài cốt liệt sỹ của Quân khu tìm kiếm, quy tập các phần mộ liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đang nằm lại trên đất Lào để cất bốc đưa về nước...Thêm hình ảnh tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào:Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham gia đón đoàn tại sân bay Vinh, Nghệ An. Cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4 chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trò chuyện với các lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh.Chiều 28/4, tại TP Hà Tĩnh, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, dự lễ khai trương Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt ở Khu Kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Lào còn có: Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saleumxay Kommasith; Chánh Văn phòng Trung ương Thongsalith Mangnomek; Phó Chủ tịch Quốc hội Souvone Leuangbounmy; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam Phet Phomphiphak; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thongsavanh Phomvihane; Thượng tướng Khamlieng Outhakaisone - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Bouakhong Nammavong; Bộ trưởng Bộ Công Thương Malaithong Kommasith; Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Ngampasong Muongmany; Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh…Về phía đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có: Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng; Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy.Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chỉ trong thời gian ngắn sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Lào của Chủ tịch nước.Tại cuộc tiếp, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chỉ trong thời gian ngắn sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Lào của Chủ tịch nước; chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith sang dự lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt và lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thể hiện quan hệ gắn bó, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, chiến thắng ngày 30/4/1975 là sự kiện lịch sử vẻ vang đầy tự hào của người dân Việt Nam; nhấn mạnh đây là chiến thắng của lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, sự kiên cường và khát vọng tự do, độc lập.Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại buổi tiếp. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Lào đã luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, hết lòng hỗ trợ Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay.Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng và đánh giá cao những thành quả đất nước Lào đạt được trong thời gian qua và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đứng đầu là đồng chí Thongloun Sisoulith, đất nước Lào sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XII.Các đại biểu Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh.Về việc khánh thành và đưa vào sử dụng Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, đây là sự kiện chính trị - đối ngoại quan trọng, là biểu tượng sinh động cho mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có Việt Nam – Lào, thể hiện sự quyết tâm của hai bên trong việc kết nối thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai nước. Chủ tịch nước tin tưởng, Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển, chuyên chở hàng hóa ngày càng gia tăng của hai nước, phục vụ tốt việc vận chuyển hàng quá cảnh và giao thương hợp tác với nước bạn Lào, từ đó đóng góp vào sự phát triển và hội nhập kinh tế của mỗi nước.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith phát biểu tại buổi tiếp.Phát biểu tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và khẳng định sự kiện 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có tầm vóc và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, Chiến thắng ngày 30/4 là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân thế giới. Đây là chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam và của cả ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được cả thế giới cùng bạn bè yêu chuộng hòa bình khâm phục và ngưỡng mộ; nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo Nhân dân Việt Nam giành nhiều thắng lợi to lớn, trong đó chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 - mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam.Đồng chí Thongloun Sisoulith chúc mừng những kết quả toàn diện quan trọng và có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã đạt được sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.Các đại biểu Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh tham dự buổi tiếp.Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, dự án Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới; là công trình góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược “biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối”; là mô hình hợp tác chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh.Việc hoàn thành dự án hợp tác quan trọng này là kết quả của một thời gian dài nỗ lực, quyết tâm và sự hợp tác chặt chẽ của cả hai bên. Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào bày tỏ quyết tâm trong việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Đồng chí Thongloun Sisoulith chân thành cảm ơn Việt Nam đã luôn dành cho Lào sự ưu tiên cao nhất, thể hiện qua sự ủng hộ, giúp đỡ, chí tình, chí nghĩa trong suốt thời kỳ kháng chiến chống kẻ thù chung cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay.Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm trong việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào, trong đó có kết quả của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường vừa qua nhằm đưa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển bền chặt trong tình hình mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt.Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức lễ khánh thành Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào – Việt.Tham dự chương trình, về phía Đảng, Nhà nước Lào có các đồng chí: Thongloun Sisoulith - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHDCND Lào; Saleumxay Kommasith - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thongsalith Mangnomek - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Souvone Leuangbounmy - Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành; Đại sứ quán Lào, Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; lãnh đạo các tỉnh: Bolikhămxay, Khăm Muồn, Savanakhet, Xiêng Khoảng.Về phía Việt Nam có các đồng chí: Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, Quân khu 4.Về phía tỉnh Hà Tĩnh có sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường cùng các đại biểu tham dự lễ khánh thành.Trong những năm qua, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) đã vận hành, khai thác thương mại, phát huy tối đa công suất thiết kế của bến số 1, bến số 2 - cảng Vũng Áng và những tiềm năng, lợi thế của cảng biển nước sâu Vũng Áng; giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thông qua đó tăng chỉ số thu hút đầu tư của tỉnh. Đồng thời, tập trung tối đa mọi nguồn lực triển khai thi công xây dựng công trình Bến số 3 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Sau thời gian xây dựng, đến nay, công trình đã hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng.Chương trình văn nghệ chào mừng lễ khánh thành.Bến số 3 có chiều dài 225m, độ sâu trước bến -13,3m; có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp trọng tải đến 45.000 DWT, công suất khai thác 2,15 triệu tấn/năm.Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và đại biểu tham dự buổi lễ.Cùng với bến số 1 và số 2, bến số 3 đi vào khai thác sẽ tăng sản lượng hàng hoá thông qua cảng từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng cao. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng chỉ số hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào khu vực và phục vụ ngày càng tốt hơn trong việc xuất nhập khẩu, giao thương với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Bến số 3 đi vào khai thác không chỉ đánh dấu bước phát triển mới của Công ty CP cảng quốc tế Lào - Việt mà còn là minh chứng cho việc thực hiện có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả các cam kết giữa Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam về hợp tác đầu tư phát triển bến số 1, 2 và 3 cảng Vũng Áng; giúp Lào có cảng biển, mở cửa hội nhập quốc tế, thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt báo cáo về dự án Bến số 3.Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải khẳng định: Việc đưa vào khai thác Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là bước tiến quan trọng, góp phần hiện thực hóa định hướng phát triển chiến lược của Khu kinh tế Vũng Áng, mở rộng năng lực cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng lớn, tăng cường kết nối giao thương trong nước và quốc tế, đặc biệt với nước bạn Lào và khu vực Đông Bắc Thái Lan.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu tại buổi lễ."Không chỉ là một công trình hạ tầng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, Cảng quốc tế Lào - Việt còn là biểu tượng sinh động cho tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước Việt Nam - Lào", Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cũng khẳng định, tỉnh cam kết tiếp tục đồng hành cùng nhà đầu tư, phối hợp chặt chẽ trong quá trình đưa Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt đi vào vận hành khai thác, trở thành mắt xích quan trọng trong hệ thống logistics và chuỗi giá trị khu vực. Đề nghị nhà đầu tư và các đối tác huy động tối đa nguồn lực, vận hành bến cảng hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Quang cảnh buổi lễ.Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Saleumxay Kommasith - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào khẳng định: Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử đối với nước CHDCND Lào, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào khi hiện thực hóa khát vọng vươn ra biển. Công trình Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng cho sự hợp tác toàn diện, tình hữu nghị, tình đoàn kết hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước trong thời đại mới.Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Saleumxay Kommasith phát biểu tại buổi lễ.Bến cảng số 3 là công trình hợp tác có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; là động lực để Lào hiện thực hóa chiến lược đưa đất nước không có biên giới giáp biển có thể kết nối với các nước trong khu vực bằng đường biển; nâng cao năng lực vận tải lên tầm cao mới, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại và đầu tư với nước ngoài. Sự hỗ trợ của Việt Nam đã giúp Lào có cảng biển vận chuyển hàng hóa đến các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời nhập khẩu hàng hóa vào đất nước Lào bằng đường biển dễ dàng hơn với chi phí vận chuyển thấp hơn.“Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và đồng ý cho Công ty Viễn thông Lào - Asia thay mặt Chính phủ Lào tham gia nắm giữ cổ phần và quản lý vận hành cùng với Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt để phát triển bến số 1, số 2, số 3 và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của phía Lào từ 20% lên 60%; đồng thời giúp Lào đào tạo cán bộ quản lý cảng” - Phó Thủ tướng Chính phủ Lào nhấn mạnh.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước, tô đậm thêm sự gắn kết, tình cảm đặc biệt tin cậy, chí tình, chí nghĩa giữa những người đồng chí, anh em hai nước Việt Nam và Lào. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi lễ.Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, Bến số 3 sẽ trở thành cầu nối quan trọng, thúc đẩy giao thương giữa hai quốc gia và kết nối với các thị trường quốc tế.Đối với Việt Nam, đây là bước tiến trong việc phát triển Khu kinh tế Vũng Áng trở thành trung tâm kinh tế động lực, góp phần quan trọng trong thu hút nguồn lực đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, các địa phương trong vùng và cả nước. Đối với Lào, công trình mở ra một cửa ngõ mới để tiếp cận thị trường biển; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm chi phí logistics và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế.Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đề nghị thời gian tới, các ban, bộ, ngành hai nước và tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển các hạ tầng dùng chung theo hướng đồng bộ, đáp ứng tiềm năng và năng lực của cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương nói riêng và Khu kinh tế Vũng Áng nói chung; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh ngày càng hiệu quả.Các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Lào, Việt Nam và các nước tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng; tham gia đầu tư phát triển hạ tầng cảng Vũng Áng – Sơn Dương để khai thác toàn bộ tiềm năng chiến lược của khu vực này. Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị, vận hành và khai thác cảng; tiếp tục quảng bá, kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường, tăng số lượng đơn hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.“Về phía Việt Nam, chúng tôi cam kết luôn nỗ lực, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác trọng điểm đã thỏa thuận, quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án kết nối, nhất là trong lĩnh vực giao thông, góp phần vào sự thịnh vượng chung của cả hai quốc gia” – Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng cho sự hợp tác bền vững, thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào.Tại buổi lễ, các đơn vị liên quan cũng tiến hành ra mắt cổ đông mới của Chính phủ Lào; trao quyết định công bố mở cầu cảng số 3 cho Công ty CP cảng Quốc tế Lào - Việt.Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải tặng hoa chúc mừng các cổ đông mới của Chính phủ Lào.Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thuỷ Lê Đỗ Mười trao quyết định công bố mở cầu cảng số 3Các đồng chí lãnh đạo hai nước Việt Nam – Lào, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bolikhămxay thực hiện nghi thức khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt. Các đồng chí lãnh đạo hai nước Việt Nam – Lào và đại biểu chụp ảnh lưu niệm.Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ hai nước cùng đoàn đại biểu đón chuyến tàu khai trương và tham quan Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.Chiều 4/5 đã diễn ra buổi Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.Kỳ họp thứ 9 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 05/5 đến ngày 29/5/2025; Đợt 2: từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc chậm nhất vào ngày 30/6/2025. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày và có bố trí làm việc một số ngày cuối tuần. Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.Theo đó, về công tác lập hiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Các luật được Quốc hội xem xét, thông qua, bao gồm: (1) Bộ luật Hình sự (sửa đổi); (2) Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (trường hợp đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); (3) Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); (4) Luật Công nghiệp công nghệ số; (5) Luật Hóa chất (sửa đổi); (6) Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (7) Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); (8) Luật Nhà giáo; (9) Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); (10) Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (11) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); (12) Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); (13) Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (trường hợp chuẩn bị tốt, đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); (14) Luật Thanh tra (sửa đổi); (15) Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (16) Luật Việc làm (sửa đổi); (17) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (18) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; (19) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (20) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; (21) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; (22) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (23) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; (24) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; (25) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; (26) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; (27) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; (28) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (29) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (30) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; (31) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; (32) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; (33) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; (34) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, bao gồm: (1) Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; (2) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt; (3) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; (4) Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; (5) Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; (6) Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; (7) Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14; (8) Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội; (9) Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; (10) Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; (11) Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp, bao gồm: (1) Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; (2) Luật Dẫn độ; (3) Luật Đường sắt (sửa đổi); (4) Luật Tình trạng khẩn cấp; (5) Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; (6) Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.Đáng chú ý, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.Bên cạnh đó, Quốc hội cũng xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, trong đó có Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 gồm việc điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tiếp tục nâng lên 2% GDP trong 05 năm tiếp theo và việc thực hiện các nhiệm vụ phát sinh năm 2025 gắn với sắp xếp bộ máy, miễn giảm học phí… Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) sẽ tổ chức truyền hình trực tiếp phiên khai mạc, phiên bế mạc Kỳ họp; các phiên thảo luận ở hội trường về: (i) kinh tế xã hội; ngân sách nhà nước; (ii) dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; (iii) dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi); (iv) dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (v) Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; các phiên biểu quyết thông qua: (i) Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; (ii) Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi); (iii) Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); (iv) Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh; (v) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
“Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng/ Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông/ Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công”. Lời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” (của Nhạc sỹ Phạm Tuyên) cất lên trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước làm chúng ta bồi hồi nhớ về những thời khắc thiêng liêng, hào hùng của sự kiện vĩ đại trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.Không vui, không tự hào sao được khi ý nguyện, khát vọng, dự báo của Đảng, Bác Hồ, của cả dân tộc đã thành hiện thực. Không hãnh diện, tự hào sao được khi Việt Nam - một nước nhỏ - đã đánh thắng hai đế quốc to, là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để thu non sông về một mối.Đó là một cuộc chiến lấy lòng yêu nước, ý chí quyết tâm, kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo để chống lại sự tàn bạo, man rợ của kẻ thù, với những thứ vũ khí giết người hiện đại của thế kỷ XX.Niềm vui không nói nên lời sau bao nhiêu năm biền biệt xa cách, để mẹ gặp lại con, vợ gặp lại chồng, con gặp lại cha cả ngàn ngày chờ đợi, thương nhớ trông mong; ngày thống nhất Bắc –Nam đã đến, vỡ òa niềm hạnh phúc.Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã thể hiện tinh thần quật khởi, ý chí sắt thép, sẵn sàng hy sinh để giành lấy độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Để lịch sử mãi mãi vang lên khúc khải hoàn cho muôn đời sau. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh: Điện ảnh Quân đội.Ba mươi năm đằng đẵng ấy, cả dân tộc đã bền gan quyết chí, “thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Những chàng trai, cô gái từ miền ngược đến miền xuôi đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.Trong ngày “đất nước trọn niềm vui” 30/4 này, mỗi chúng ta càng tưởng nhớ, biết ơn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. “Miền Nam trong trái tim tôi” đã luôn đau đáu đêm ngày, trong vời vợi nỗi nhớ về Nam; khi “nửa nước còn trong lửa nước sôi”. Tưởng nhớ, tri ân, đời đời ghi công các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho độc lập, tự do. “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia”.Ba mươi năm gian lao vất vả, từ năm 1945 đến năm 1975, dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích chiến công. Đó là 9 năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi, với chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu”. Đó là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.Chiến thắng 30/4 đã đi vào lịch sử trở thành khúc tráng ca bất tận. Âm vang, hào khí của chiến thắng 30/4 vang vọng đến muôn đời. Ngày vui toàn thắng, cách đây 50 năm, đất nước rợp bóng cờ hoa, trào lên cảm xúc mãnh liệt về niềm tự hào bản lĩnh, giá trị Việt Nam. Hào khí chiến thắng ấy tiếp tục đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, sóng gió. Đó là chiến tranh biên giới Tây - Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đất nước bị cấm vận, thiên tai khắc nghiệt, khó khăn chưa từng có. “Lụt Bắc, lụt Nam. Máu đầm biên giới. Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân”.Nhưng tất cả đã không ngăn được tinh thần, ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; sức mạnh đoàn kết, kiên định không lùi bước của cả một dân tộc anh hùng. Việt Nam đã vượt qua và chiến thắng; luôn tiến về phía trước, mở hướng tương lai phát triển.Các chiến sĩ giải phóng gặp gỡ Nhân dân Sài Gòn trong ngày giải phóng. Ảnh tư liệu.Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước sau 40 năm đã mang lại những thành quả to lớn, diệu kỳ. Năm 2025, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế, có quy mô GDP hàng đầu thế giới; một trong 20 thị trường ngoại thương lớn nhất toàn cầu; quốc gia hàng đầu về Chỉ số phát triển con người (HDI). Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, sâu rộng ngày càng đạt nhiều thành tựu to lớn.Việt Nam được bạn bè quốc tế nhắc tới với tình cảm và sự tôn trọng. Việt Nam trở thành pháo đài kiêu hãnh, bất khuất trong kháng chiến, trở thành nước phát triển, có vị thế và uy tín trên trường quốc tế hôm nay.Đất nước phát triển, Nhân dân ấm no, hạnh phúc, càng minh chứng chân lý sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho đất nước, quê hương, vững bước đi tới tương lai. “Tên Người sống mãi với non sông Việt Nam”. Thành phố Hồ Chí Minh vươn mình. Ảnh: internet.Thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Thử thách đang phía trước; nhưng không khó khăn nào làm ta nản chí, không thế lực nào làm ta chùn bước. Ngọn lửa, hào khí của chiến thắng 30/4 vẫn luôn soi rọi, tiếp thêm niềm nhiệt huyết và sức mạnh quật khởi cho đất nước, quê hương ta vững bước đi lên để tiếp bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển thịnh vượng và hạnh phúc.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.Công điện nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện và 08 Bộ, ngành, 52 địa phương đã hoàn thành việc tổng hợp, thống kê danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính nội bộ. Tuy nhiên, còn 08 Bộ, cơ quan ngang bộ và 11 địa phương chưa hoàn thành tổng hợp, thống kê, công bố, công khai thủ tục hành chính trước ngày 30 tháng 4 năm 2025 theo đúng yêu cầu của Chính phủ.Để thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ, đạt mục tiêu Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng 08 Bộ, cơ quan ngang bộ: Công an, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Dân tộc và Tôn giáo, Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Kiên Giang, Thành phố Hà Nội, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Nam rút kinh nghiệm về việc chậm triển khai thực hiện tổng hợp, thống kê danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và công bố, công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ; khẩn trương hoàn thành chậm nhất trước ngày 08 tháng 5 năm 2025, gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.100% thủ tục hành chính nội bộ được cắt giảm, đơn giản hóaThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ, bảo đảm bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, hoàn thành việc thực thi 100% phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, 100% thủ tục hành chính nội bộ được cắt giảm, đơn giản hóa phù hợp với quy định mới của pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền và việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Hoàn thành theo đúng tiến độ được giao tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ.Đồng thời, các bộ ngành, địa phương rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong tháng 6 năm 2025, bảo đảm thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, bảo đảm hoàn thành trong năm 2025.Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ.Sáng 5/5, ngay sau khi phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ số 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.Tham gia trong Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh còn có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu thảo luận.Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu tán thành cao với đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp hệ thống chính trị, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn.Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận.Quá trình thảo luận, các đại biểu đề nghị cần rà soát, sửa đổi Hiến pháp theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính, chỉ quy định thể hiện tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý một số quy định phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn, bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, các xã, phường. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thể hiện sự đồng tình cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Các đại biểu thể hiện mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần bao quát, toàn diện về tôn chỉ, mục đích, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.Thảo luận tại tổ, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trên nhiều phương diện, tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước. Đây vừa là quyết sách thể hiện tính cấp bách, đồng thời sẽ mở ra "dư địa" cải cách sâu rộng để tiến tới xây dựng một nền hành chính tinh gọn mạnh, liêm chính, hiệu năng, hiệu lực, hiện đại, đủ sức dẫn dắt đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Chiều 6/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án luật: Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh chủ trì phiên thảo luận.Có cơ chế thu hút, đãi ngộ cán bộ nghiên cứu khoa họcThảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tiến gần tới thông lệ quốc tế.Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu thảo luận.Đại biểu cho rằng, cần làm rõ vai trò, ý nghĩa, nội dung và giá trị pháp lý của chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tránh làm gia tăng thủ tục hành chính, gây chồng chéo hoặc chậm trễ trong triển khai chủ trương, chính sách. Bổ sung quy định về quản lý và giám sát sử dụng nguồn lực, trong đó quy định về thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn quốc.Đồng thời, rà soát, bổ sung cơ chế đầu tư, tài chính thuận lợi để huy động nguồn lực xã hội như hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cơ chế hợp tác công tư, đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; cơ chế sử dụng tài sản công để hỗ trợ khu vực tư nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, cần quan tâm công tác thông tin tuyên truyền các bên liên quan về trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh đề xuất bổ sung các quy định đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, tài chính trong hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quy định rõ hơn về tiêu chuẩn, trình độ công nhận kỹ sư trẻ tài năng; cơ chế đãi ngộ dành cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là những người tham gia nghiên cứu cơ bản - lĩnh vực có tính nền tảng và lâu dài. Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực nghiên cứu trình độ cao và kỹ năng công nghệ mới; cơ chế thu hút nhà khoa học, chuyên gia quốc tế và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài tham gia các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mang tầm chiến lược.Phân công rõ trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóaCác đại biểu nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện hiệu quả các cam kết thương mại tự do; khắc phục bất cập của các quy định hiện hành; kiểm soát chất lượng hàng hoá, bảo vệ khách hàng và xã hội, minh bạch hoá hoạt động sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Các đại biểu đề nghị bổ sung quy định phân cấp quyền hạn cho đoàn kiểm tra và kiểm soát viên chất lượng, cho phép quyết định xử lý bước đầu đối với các trường hợp vi phạm rõ, dư luận quan tâm; cơ chế báo cáo nhanh, sử dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian truyền đạt thông tin và xử lý vụ việc; quy định về cho phép kiểm tra, xử lý linh hoạt các tình huống đặc biệt, đảm bảo hiệu quả thực thi nhưng vẫn kiểm soát được trách nhiệm pháp lý.Đại biểu Trần Quốc Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận) phát biểu thảo luận. Quy định chế độ đặc thù đối với đội ngũ kiểm soát viên chất lượng; mở rộng quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng, cho phép xử phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm; lộ trình đào tạo, chuyển ngạch, bổ nhiệm, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn nhân lực.Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh, cần bổ sung phòng thử nghiệm trọng tài để phục vụ công tác khiếu nại của các tổ chức, cá nhân đối với công tác lấy mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xác định rõ trách nhiệm bảo mật, quyền truy cập, quy mô dữ liệu trong hộ chiếu số sản phẩm. Phân công rõ trách nhiệm quản lý chất lượng giữa các ngành, đảm bảo rõ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; phân công quản lý theo chuỗi sản phẩm để gắn trách nhiệm quản lý, không phân chia quản lý theo từng công đoạn.Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ an ninh hạt nhânThảo luận về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh việc sửa đổi luật góp phần thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ hạt nhân; phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thanh sát hạt nhân, bảo vệ an ninh hạt nhân.Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung chính sách trong hợp tác quốc tế, chính sách đối với người giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Quy định chính sách cụ thể về phát triển điện hạt nhân làm cơ sở xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu nội địa hóa và làm chủ công nghệ điện hạt nhân của Việt Nam.Cùng với đó, cần quy định rõ vai trò của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, mối quan hệ giữa các cơ quan pháp quy hạt nhân với các bộ, ngành liên quan; trách nhiệm cụ thể của các cơ quan theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách trong việc lựa chọn địa điểm, quá trình thi công vận hành điện hạt nhân cũng như giám sát, kiểm tra công trình và vận hành nhà máy. Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu kết thúc buổi thảo luận tổ.Phát biểu kết thúc tổ thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH Hoàng Trung Dũng đề xuất bổ sung quy định phát triển công nghiệp phụ trợ và kinh tế tư nhân trong phát triển năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Đồng thời quy định rõ thẩm quyền thẩm định công nghệ, an toàn bức xạ, an toàn và an ninh nhà máy điện hạt nhân, quy định về quy trình thực hiện hoạt động thanh sát hạt nhân của các bộ, ngành.
Văn phòng Trung ương vừa ban hành kết luận phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, tiến độ triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan để triển khai hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.Bên cạnh đó, các đơn vị cần thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về việc triệt để phân cấp, phân quyền từ Trung ương, bộ, ngành đến cấp tỉnh, cấp xã.Các đại biểu dự họp Hội nghị Trung ương (Ảnh: TTXVN). Đảng ủy Chính phủ cũng được giao lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng ủy Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục, bố trí kinh phí, kịp thời chi trả chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh ủy, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.Bộ Chính trị, Ban Bí thư lưu ý thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu để bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh quản lý. Cùng với bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức, viên chức tại các ban, sở, ngành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quán triệt phải bảo đảm thực hiện tốt chế độ, chính sách; tạo sự đoàn kết, thống nhất, hạn chế phát sinh khiếu kiện, tâm tư trong cán bộ, đảng viên.Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương tiếp tục tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao.Cấp ủy, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục được giao lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở, cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng và chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ cấp tỉnh bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu, trong đó lưu ý làm tốt việc xây dựng văn kiện và nhân sự ở những nơi sáp nhập, hợp nhất. Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống - Ảnh: VGP/Nhật BắcTham dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.Theo báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa gồm 3 nhóm.Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật BắcNhóm 1, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay, thuộc thẩm quyền của Quốc hội và không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, tập trung vào 10 cơ chế, chính sách cụ thể.Nhóm 2, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, cần được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.Với nhóm này, Bộ Tài chính cho biết gồm 8 cơ chế, chính sách cụ thể; kiến nghị các cơ quan soạn thảo khẩn trương rà soát, nghiên cứu bổ sung trong các dự thảo luật đang trình Quốc hội tại Kỳ họp.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật BắcNhóm 3, các nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng, chưa cấp bách và cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua.Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất đưa vào dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ để giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thực hiện theo lộ trình cụ thể.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các cơ quan trong việc xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68, cũng như trong xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ.Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống; do đó, phải trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, nhằm giải quyết ngay những vấn đề cấp bách. Với thời gian ngắn, yêu cầu cao, nội dung phong phú, cần chọn cách tiếp cận phù hợp, khả thi.Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật BắcPhân tích, nhấn mạnh thêm một số nội dung để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo, Thủ tướng cho rằng cần rà soát, tập trung vào những nội dung mà doanh nghiệp, người dân đang mong đợi nhất, những nội dung cần thiết, cấp bách, những nội dung có thể làm ngay được mà chưa cần nhiều nguồn lực, những nội dung mang tính chất "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn, thực sự tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, tạo xung lực mới, động lực mới, tạo phong trào, xu thế phát triển doanh nghiệp, giải phóng được nguồn lực, sức sản xuất.Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tới năm 2030, cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, gấp đôi so với số lượng gần 1 triệu doanh nghiệp hiện nay sau gần 40 năm Đổi mới, bởi doanh nghiệp phát triển thì đất nước phát triển, Thủ tướng nêu rõ, thủ tục hành chính phải nhanh nhất có thể, đơn giản nhất có thể và chi phí ít nhất có thể, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và phá sản.Cùng với đó, có cơ chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp để tạo công ăn, việc làm, tạo sinh kế cho người dân, như khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp lớn hơn.Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐồng thời, cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết 68 về bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các hình thức lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công.Đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc đặt hàng các công trình, dự án cho doanh nghiệp thực hiện với nguyên tắc bảo đảm tiến độ, chất lượng, không đội vốn và không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cơ chế thông thoáng nhưng phải có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.Về thuế, những nội dung nào có thể làm được ngay thì khẩn trương triển khai, những nội dung cần nghiên cứu thêm thì tiếp tục nghiên cứu.Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm", bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại; trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự; trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.Giao Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trong tháng 5 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, bảo đảm yêu cầu theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.Thủ tướng chỉ đạo xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68 với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, phân công bảo đảm "6 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm.Thủ tướng cũng lưu ý cần đẩy mạnh, làm tốt công tác truyền thông chính sách về phát triển kinh tế tư nhân theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ.Hà Văn
Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, khi đánh giá tác động trong quá trình xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền dự kiến phương án giảm 20% biên chế (không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế).Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.Trụ sở Bộ Nội vụ.Đối với các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), Bộ Nội vụ hướng dẫn, các ĐVHC cấp xã giữ nguyên trạng (không sắp xếp) đều có sự tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ theo phân cấp từ cấp tỉnh. Đồng thời, tiếp nhận cán bộ, công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ, công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới.Theo đó, cán bộ, công chức dự kiến bố trí làm việc tại các xã mới đều là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Về các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được tổ chức lại theo địa bàn đơn vị hành chính cấp xã mới, Bộ Nội vụ xác định, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Về các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được chuyển nguyên trạng về cấp xã quản lý, Bộ Nội vụ xác định, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và không thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập này thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức thì viên chức thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025), không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, khi đánh giá tác động trong quá trình xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền dự kiến phương án giảm 20% biên chế (không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế).Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.Trụ sở Bộ Nội vụ.Đối với các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), Bộ Nội vụ hướng dẫn, các ĐVHC cấp xã giữ nguyên trạng (không sắp xếp) đều có sự tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ theo phân cấp từ cấp tỉnh. Đồng thời, tiếp nhận cán bộ, công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ, công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới.Theo đó, cán bộ, công chức dự kiến bố trí làm việc tại các xã mới đều là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Về các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được tổ chức lại theo địa bàn đơn vị hành chính cấp xã mới, Bộ Nội vụ xác định, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Về các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được chuyển nguyên trạng về cấp xã quản lý, Bộ Nội vụ xác định, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và không thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập này thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức thì viên chức thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025), không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.Trước đó, ngày 26/4, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).Qua quá trình triển khai, đến nay, theo đề nghị của một số địa phương, Bộ Nội vụ tiếp tục có Công văn số 2034/BNV-TCBC hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc trọng thể - Ảnh: VGP/Nhật BắcSáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.Xem xét, thảo luận, quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nayPhát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trên cơ sở thống nhất tại phiên họp trù bị, Quốc hội sẽ làm việc trong 37 ngày, chia thành 2 đợt, để xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Lập hiến - lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Về công tác lập hiến, lập pháp, Kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng "tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát thực tiễn".Để triển khai nhiệm vụ này, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 với nhiều đổi mới trong phương pháp và quy trình thực hiện. Đặc biệt là sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân, làm căn cứ để Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để kịp thời công bố và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.Với 54 dự án luật, nghị quyết thuộc công tác lập hiến, lập pháp, trong đó Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 34 dự án luật, 14 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 06 dự án luật khác, thuộc các lĩnh vực then chốt như: Tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng - an ninh, tư pháp, tài chính - ngân sách, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số...Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét các báo cáo quan trọng của Chính phủ về: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phấn đấu tăng trưởng 8% năm 2025 và 2 con số trong các năm tiếp theo.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp - Ảnh: VGP/Nhật BắcQuốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 16 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.Dành 1,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấnVề giám sát tối cao, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những lĩnh vực gắn bó mật thiết với đời sống Nhân dân và công tác quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2025, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026."Với những nội dung nêu trên, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững. Tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung cao độ, tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới, thảo luận sâu sắc, quyết định sáng suốt; cùng với các cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66 ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và ngày hôm qua Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng, nêu cụ thể về việc thực hiện Nghị quyết này", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.Nguồn: baochinhphu.vn
Bảo đảm an ninh hàng khôngToàn văn Quyết định số 3177/QĐ-BCA.Công bố kèm theo Quyết định này là 07 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an (có danh mục, nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính và các biểu mẫu là thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính kèm theo).Theo đó, các thủ tục hành chính do Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh được giao chủ trì công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện, gồm:- Cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn;- Cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn;- Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn;- Cấp mới giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn;- Cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn;- Cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn.Riêng thủ tục cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sẽ do Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.
Tùy loại hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch mà thời hạn lưu trữ là 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn, đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế.Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.Thông tư quy định hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch có thời hạn lưu trữ: đến khi văn bản hết hiệu lực hoặc bị thay thế, 02 năm, 05 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm, vĩnh viễn.Việc áp dụng các quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau: Thời hạn lưu trữ dùng để xác định thời hạn lưu trữ cho các hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mức xác định thời hạn lưu trữ không được thấp hơn mức thời hạn lưu trữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.Đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và các cá nhân chưa được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, cơ quan, tổ chức và các cá nhân áp dụng thời hạn lưu trữ tương đương với nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng có trong Phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xác định.Thông tư quy định, những hồ sơ, tài liệu sau đây có thời hạn lưu trữ vĩnh viễn:- Hồ sơ xây dựng, ban hành, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ thẩm định phê duyệt phương án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Kế hoạch thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Văn kiện thỏa thuận hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ về đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách của UNESCO (công nhận/hủy bỏ công nhận, ghi danh/ hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ công nhận/hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt;- Hồ sơ di sản văn hóa trong các danh sách quốc gia (xếp hạng/hủy bỏ xếp hạng, ghi danh/hủy bỏ ghi danh);- Hồ sơ, tài liệu Đại hội Thể thao Thế giới; Đại hội Thể thao Châu Á; Đại hội Thể thao Đông Nam Á; Đại hội Thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới;- Hồ sơ xúc tiến du lịch các thị trường trong và ngoài nước (tham gia, tổ chức các hội chợ du lịch trong và ngoài nước);- Hồ sơ tổ chức Năm du lịch Quốc gia;- Hồ sơ về việc công nhận khu du lịch và điểm du lịch tại địa phương;- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả...Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 70 năm gồm:- Hồ sơ cấp/cấp đổi Giấy phép thành lập nhà xuất bản;- Hồ sơ cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi/bị mất hoặc bị hỏng);- Hồ sơ cấp/ cấp lại Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;- Hồ sơ xác nhận/xác nhận thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 50 năm gồm:- Hồ sơ cấp, thu hồi Quyết định sản xuất phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam; Giấy phép cung cấp dịch vụ quy phim tài liệu, phim khoa hoc, phim hoạt hình sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng Kế hoạch sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;- Hồ sơ đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;- Hồ sơ xây dựng cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc.Những hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 20 năm gồm:- Hồ sơ trao đổi hợp tác quốc tế ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án công trình quan trọng quốc gia đã được phê duyệt và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hoá nước ngoài tại Việt Nam;- Hồ sơ xây dựng và quản lý các dữ liệu, cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;- Hồ sơ xin phép đưa di sản văn hóa ra nước ngoài để nghiên cứu, trưng bày, bảo quản hoặc đưa về nước;- Hồ sơ về tổ chức hoạt động của bảo tàng;- Hồ sơ cấp phép, cấp chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành di sản văn hóa (cấp/cấp lại);- Video, clip, trailer Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim; Quyết định không cho phép phổ biến phim và Quyết định dừng phổ biến phim;- Hồ sơ cấp, thu hồi Giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng;- Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 10 năm gồm:- Hồ sơ về truyền thông, tuyên truyền các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ cấp phép, thủ tục thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mục đích kinh doanh/không nhằm mục đích kinh doanh;- Hồ sơ xuất bản tạp chí, đặc san, tài liệu chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các lĩnh vực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch;- Hồ sơ các cuộc liên hoan, triển lãm, trưng bày, cuộc thi về di sản văn hóa;- Hồ sơ lưu niệm danh nhân, đặt tên đường phố, thành phố sáng tạo;- Hồ sơ di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác;- Hồ sơ tổ chức biểu diễn nghệ thuật;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;- Hồ sơ tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;- Hồ sơ dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;- Hồ sơ lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại;- Văn bản liên quan đến thỏa thuận kiện toàn Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng;- Hồ sơ thẩm định cấp phép lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ cấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ;- Hồ sơ xây dựng đời sống văn hóa;- Hồ sơ quản lý và sử dụng pháo hoa;- Hồ sơ thẩm định sản phẩm quảng cáo;- Hồ sơ thẩm định Ngày truyền thống;- Hồ sơ cụm cổ động tuyên truyền biên giới...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 05 năm gồm:- Hồ sơ thủ tục thông báo tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;- Hồ sơ thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình;- Hồ sơ về giám định quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;- Hồ sơ chấp thuận việc khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại...Hồ sơ, tài liệu có thời hạn lưu trữ 02 năm gồm:- Hồ sơ quản lý, kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử;- Hồ sơ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.Thanh Minh