Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh quản lý, bảo vệ rừng sau phản ánh của Báo Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền các địa phương, các sở, ngành chức năng liên quan, chủ rừng quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp, do đó tình hình an ninh môi trường rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Tuy vậy, tại một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng khai thác rừng không đúng quy định.

bqbht_br_anh-3-rung-da-sua-8171.jpg

Hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị đốn hạ.

Xem xét báo cáo, đề nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại các Văn bản: số 689/BC-SNNMT ngày 3/7/2025 về việc báo cáo kết quả bước đầu kiểm tra, xử lý thông tin Báo Hà Tĩnh đăng bài “Xẻ thịt rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh”; số 3420/SNNMT-KL ngày 3/7/2025 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, đồng thời tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là trong giai đoạn chuyển giao, hoạt động mới của chính quyền cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ rừng, các sở, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Văn bản số 4635/UBND-NL4 ngày 1/7/2025 của UBND tỉnh chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?

Đồng thời với đó, UBND các phường, xã có rừng tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, rà soát xác định các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao, nhất là các khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ven biển... để tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra, giám sát thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tại gốc; rà soát các đối tượng thường có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp để có giải pháp quản lý, giáo dục, phòng ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có); tuyệt đối không để rừng bị xâm hại.

Chỉ đạo các phòng, ngành chức năng (kiểm lâm địa bàn, công an, quân sự, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở...) tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát các chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc; các chương trình, dự án có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản..; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Kiểm tra, rà soát diện tích đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê hiện đang do UBND cấp xã quản lý để xây dựng phương án quản lý, bố trí sử dụng đảm bảo đúng quy định pháp luật, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm về quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng trên địa bàn quản lý; tăng cường hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao đất, giao rừng tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng theo đúng quy chế quản lý các loại rừng.

Về phía các đơn vị chủ rừng: thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng theo phương án quản lý rừng bền vững; tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý, nhất là diện tích rừng tự nhiên hiện có; tuyệt đối không để rừng bị khai thác, chặt phá, xẻ, phát, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật. Tăng cường lực lượng, chủ động phối hợp với các phòng, ngành chức năng liên quan, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét làm tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, lâm nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu để xử lý, tham mưu xử lý kịp thời, nghiêm túc, theo đúng quy định pháp luật.

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng trong tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác bảo vệ, phát triển rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; tổng hợp kết quả triển khai thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trên địa bàn toàn tỉnh để chủ động xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định.

Tăng cường lực lượng bám sát địa phương, cơ sở phối hợp tham mưu UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn; kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đôn đốc, hướng dẫn UBND các phường, xã kiểm tra, rà soát diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê hiện đang do UBND cấp xã quản lý để xây dựng phương án quản lý, bố trí sử dụng đảm bảo đúng quy định pháp luật, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật Lâm nghiệp; chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, công an phường, xã, Đồn Biên phòng tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, chống người thi hành công vụ.

Sở VH-TT&DL, Báo Hà Tĩnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời nêu gương những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, chống người thi hành công vụ.

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Cách đơn giản để biết lượng điện tiêu thụ hằng ngày khi hóa đơn tăng vọt

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Nhiều người dân cài đặt app chăm sóc khách hàng của ngành điện để kiểm soát điện năng sử dụng của gia đình.Chủ động điều tiết nhu cầu sử dụng điệnĐã 3 năm nay, anh Phạm Xuân Công, phường Thành Sen đã giữ thói quen hằng ngày, kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của gia đình của ngày hôm trước qua app chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty điện lực miền Bắc: EVNNPC CSKH. Với cách làm này, anh hoàn toàn có thể chủ động điều tiết thói quen sử dụng điện năng của gia đình.Anh Công chia sẻ: “Năm 2022, khi được nhân viên Điện lực TP Hà Tĩnh (cũ) hướng dẫn, tôi đã cài đặt app chăm sóc khách hàng này và rất hiệu quả. Qua app, tôi có thể tra cứu nhanh hóa đơn tiền điện và chỉ số tiêu thụ điện cụ thể của từng ngày, từng tháng. Nhờ vậy, tôi dễ dàng so sánh và biết cụ thể lượng điện chênh lệch mỗi tháng của gia đình mình. Nhất là vào những tháng cao điểm như hiện nay, tôi sẽ theo dõi hằng ngày, kiểm soát sao mỗi ngày gia đình dùng từ 18 – 20 kWh là phù hợp. Ngày nào sản lượng điện tiêu thụ tăng lên, tôi sẽ điều tiết giảm một vài thiết bị điện để đảm bảo tiết kiệm và không bị vượt quá chi phí sinh hoạt của gia đình”.Chị Nguyễn Thị Châu – chủ cửa hàng photocopy trên đường Phan Đình Phùng (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) cài đặt app EVNNPC CSKH để chủ động theo dõi thói quen dùng điện.Để chủ động điều tiết sử dụng điện trong gia đình, cửa hàng kinh doanh, chị Nguyễn Thị Châu – chủ cửa hàng photocopy trên đường Phan Đình Phùng (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) vừa được nhân viên Đội Quản lý điện lực khu vực Thành Sen hướng dẫn cài đặt app chăm sóc khách hàng.Chị Châu cho biết: “Cửa hàng có 2 máy photo, 2 điều hòa công suất lớn và hệ thống máy tính, máy cắt giấy… khá nhiều. Vì thế, sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng của cửa hàng khá lớn, giao động từ 1,8 – 2,5 triệu đồng/tháng; riêng tháng 6 là 3,3 triệu đồng, tăng 30% so với tháng 5. Cùng với giải pháp sử dụng hợp lý, chỉ bật điều hòa từ 9 – 10h sáng đến 16h hằng ngày, cắt cầu dao điện trước khi ra về… nay tôi đã được nhân viên Đội Quản lý điện lực khu vực Thành Sen hướng dẫn cài app chăm sóc khách hàng. Bước đầu, tôi thấy việc sử dụng khá dễ dàng, tiện lợi”.