Chủ động “4 tại chỗ” trong ứng phó với thiên tai, cháy rừng tại Hà Tĩnh

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị chủ động phương án "4 tại chỗ" trong ứng phó với sự cố thiên tai, cháy rừng.

Chiều 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) và công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị được kết nối từ điểm cầu tỉnh đến 12 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố với hơn 800 đại biểu tham dự.

bqbht_br_img-8939-copy.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị.

Hà Tĩnh có 358.722 ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Đến nay, toàn tỉnh đã giao 321.967 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý (chiếm 90% tổng diện tích rừng trên địa bàn); diện tích chưa giao đang do UBND cấp xã quản lý 36.505 ha (chiếm 10%).

Thời gian qua, công tác BVR-PCCCR luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân trên địa bàn. Chủ rừng, các ngành liên quan đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch và phối hợp triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác BVR-PCCCR. Các ngành chức năng duy trì và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp trong BVR-PCCCR đã ký.

bqbht_br_img-8938-copy.jpgbqbht_br_img-4212-2-copy.jpg

Đại biểu tham dự hội nghị.

Năm 2024, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 126 vụ vi phạm (trong đó, khởi tố 1 vụ án hình sự, xử phạt 125 vụ vi phạm hành chính). Qua đó, lực lượng chức năng tịch thu 67,649 m3 gỗ các loại; 5 cá thể/27,7 kg động vật rừng; 4 tang vật, phương tiện khác…; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 1,4 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng, địa phương tổ chức tốt trực cháy, kiểm soát người ra, vào các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy. Chủ rừng có nhiều đổi mới, đặc biệt sử dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát cháy rừng đã lắp đặt. Qua đó, phát hiện sớm các điểm phát lửa, báo cháy và huy động “4 tại chỗ” tham gia chữa cháy kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại về rừng.

Ông Phạm Nguyễn Bính - Phó Giám đốc Sở NN&MT báo cáo công tác BVR-PCCCR năm 2024, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Ông Phạm Nguyễn Bính - Phó Giám đốc Sở NN&MT báo cáo công tác BVR-PCCCR năm 2024, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
 

Dù vậy, trong năm 2024, công tác BVR-PCCCR vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng khai thác, tập kết lâm sản trái pháp luật; xẻ, phát rừng tự nhiên nghèo kiệt để lấy đất trồng rừng nguyên liệu vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, chủ rừng nhưng việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn chưa kịp thời, xử lý chưa dứt điểm. Một số nơi tình trạng người dân được giao đất, giao rừng nhưng không tổ chức quản lý, sản xuất theo đúng quy định mà có hiện tượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rừng trái quy định, tiềm ẩn nguy cơ xẻ, phát, phá rừng trái pháp luật.

Trong năm 2025, công tác BVR-PCCCR dự báo tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: nhiệt độ toàn cầu có xu hướng tăng, nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường khoảng 0,5 - 1 độ C...

Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác BVR-PCCCR năm 2025, giữ vững an ninh môi trường rừng, Ban Chỉ đạo tỉnh xác định mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững đối với 217.351 ha rừng tự nhiên hiện có; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, phấn đấu duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%. Tập trung thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật, phấn đấu giảm tối đa số vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, diện tích rừng bị thiệt hại do phá, do cháy rừng gây ra.

Về công tác PCTT&TKCN, năm 2024, thiên tai đã làm tốc mái hơn 60 nhà dân và một số công trình phụ trợ tại các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc. Mưa lũ cũng đã gây hư hỏng, sạt lở đất, đá, làm sạt trượt taluy tại Km81+750 đoạn qua xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) gây ách tắc giao thông; sụt lún kè bờ sông, bờ biển xã Thịnh Lộc (Thạch Hà), xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và sạt lở bờ biển Xuân Hội (Nghi Xuân). Mưa lũ gây ngập lụt các tuyến đường liên thôn, xã và gần 20.000 em học sinh của các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ phải nghỉ học từ 2 - 3 ngày để đảm bảo an toàn.

bqbht_br_img-4237-copy.jpg

Ông Phạm Đăng Nhật - Phó Giám đốc Sở NN&MT báo cáo công tác PCTT&TKCN năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, diễn biến thời tiết năm 2025 phức tạp hơn năm 2024 và những năm gần đây. Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đề nghị các đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo liên quan của Trung ương, của tỉnh. Kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư để thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Duy trì và củng cố các lực lượng tham gia công tác PCTT&TKCN…

Tại hội nghị, đại biểu cũng đã tích cực thảo luận, chia sẻ một số khó khăn cũng như kinh nghiệm, giải pháp trong thực hiện công tác BVR-PCCCR và PCTT&TKCN.

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, về công tác BVR-PCCCR, các địa phương, đơn vị cần tuân thủ nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính; chủ động dự báo, cảnh báo và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các điểm phát lửa. Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác trực tuần tra, phát hiện sớm lửa rừng, trực kiểm soát tại các cửa rừng, giám sát người ra, vào rừng trong suốt thời gian nắng nóng để kịp thời phát hiện và báo cháy theo quy định.

Yêu cầu các chủ rừng tập trung thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ rừng; chính quyền địa phương, nhất là cấp xã phải nêu cao vai trò, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm và thu hồi những diện tích đất rừng tự nhiên chuyển nhượng trái quy định, sử dụng sai mục đích.

bqbht_br_img-4289-copy.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Khi có cháy cần huy động lực lượng ứng cứu, yêu cầu cấp huyện thực hiện nghiêm phương án “4 tại chỗ” đã ban hành; chỉ huy động lực lượng ứng cứu cấp tỉnh khi thật sự cấp thiết. Cùng đó, cần chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, xác minh nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định…

Về công tác PCTT&TKCN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị, cần rà soát, cập nhật, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác PCTT trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu PCTT&TKCN trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng cho lực lượng làm công tác PCTT cấp xã; quan tâm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho cộng đồng và người dân. Thực hiện nghiêm chế độ trực ban và chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Rà soát, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, vật tư để thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Kiện toàn lại các ban chỉ huy, đoàn công tác kiểm tra PCTT&TKCN từ tỉnh đến cơ sở; đánh giá thực trạng, xác định các trọng điểm xung yếu, xây dựng phương án, sẵn sàng các kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của Nhân dân. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao.

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm lấn chiếm lòng sông gây ảnh hưởng đến thoát lũ, gia tăng ngập lụt; kiểm tra, quản lý cấp phép, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông, ven biển, tránh gây sạt, lở gia tăng rủi ro thiên tai.

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đề nghị các địa phương, đơn vị chủ động phòng ngừa sâu bệnh trên các diện tích lúa vụ xuân; tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo điều kiện thu hoạch nhanh gọn lúa vụ xuân và triển khai vụ lúa hè thu; xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, tuyệt đối không để lây lan trên diện rộng. Đẩy mạnh đề án nuôi trồng thuỷ sản 2025, triển khai các giải pháp trong chống khai thác IUU. Đẩy nhanh chương trình xoá nhà tạm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trước 19/5/2025...

Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo các địa phương tại các điểm cầu đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 4 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVR-PCCCR năm 2024.

bqbht_br_img-4265-copy.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân tại điểm cầu UBND tỉnh.

Xem nhiều nhất

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.Chiều 8/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.Chủ trì cuộc họp có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải.Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo các nội dung tại cuộc họp.Tại các cuộc họp, Đảng ủy UBND tỉnh đã báo cáo xin chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị mới tại phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh; báo cáo xin chủ trương liên quan đến Dự án Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh; báo cáo xin ý kiến bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 theo Nghị quyết số 96/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến cụ thể đối với các tờ trình, báo cáo liên quan.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh phát biểu tại cuộc họp.Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã cho ý kiến cụ thể vào các nội dung trình tại cuộc họp. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm kết luận cuộc họp.Trên cơ sở báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất chủ trương. Đồng thời giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện các bước tiếp theo theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.Về bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo Nghị quyết số 96 của HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh hoàn thiện các nội dung đảm bảo chất lượng Về nhiệm vụ trước mắt, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao các sở, ngành, địa phương, cơ quan tập trung thực hiện các phần việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tham mưu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.