Góp ý dự thảo các nghị định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực NN&MT

Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo lấy ý kiến rộng rãi đến các đơn vị, địa phương cơ sở nhằm đảm bảo khách quan, phù hợp với thực tiễn.

Sáng 19/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo các nghị định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

bqbht_br_img-0375.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Để thực hiện các phần việc của ngành khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng 3 nghị định và 18 thông tư trong các lĩnh vực: đất đai; lâm nghiệp và kiểm lâm; chăn nuôi và thú y; thủy sản và kiểm ngư; trồng trọt và bảo vệ thực vật; thủy lợi; quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, giảm nghèo; địa chất và khoáng sản; tài nguyên nước; môi trường; biến đổi khí hậu; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; biển và hải đảo; đo đạc bản đồ và thông tin địa lý; kế hoạch tài chính; văn phòng; tổ chức cán bộ.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư này là hết sức cần thiết, đảm bảo việc thực thi hiệu quả các vấn đề về nông nghiệp, môi trường khi tổ chức chính quyền hai cấp.

 

Nhiều ý kiến góp ý thêm vào tiêu chí, nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng, các nguyên tắc đi kèm khi phân cấp; các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất và bổ sung; một số quy định trong đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng...

Phát biểu ý kiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, xác định việc góp ý cho các dự thảo nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và đất đai là nội dung hết sức quan trọng nên tỉnh đã tập trung chỉ đạo lấy ý kiến rộng rãi đến các đơn vị, địa phương cơ sở nhằm đảm bảo khách quan, phù hợp với thực tiễn về chức năng nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị, đặc biệt là khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

bqbht_br_img-0398.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, các quy định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường phải đảm bảo thực thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước. Đề nghị bổ sung quy định về tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp hình thành cùng thửa đất ở tại một số thời điểm cụ thể, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nghiên cứu bỏ kế hoạch sử dụng đất cấp xã...

 

bqbht_br_img-0330.jpg

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động xây dựng các dự thảo nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực của ngành được giao.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành các nghị định, thông tư phân cấp phân quyền trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp chế và thực tiễn nhằm cụ thể hóa mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp và môi trường, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn, tăng tính tự chủ cho địa phương, giảm tải cho cấp tỉnh, đồng thời đẩy mạnh phân cấp và nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát lại các nguyên tắc, tiêu chí khi thực hiện phân cấp, phân quyền. Đồng thời, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý của đại biểu để có sự điều chỉnh phù hợp, phát huy hiệu quả khi tổ chức chính quyền hai cấp.

 

Lưu ý, khi ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm; còn khi phân quyền, phân cấp thì phải đi đôi với điều kiện thực thi, với việc kiểm tra, giám sát quyền lực, đánh giá năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc căn bản là phải giảm đầu mối, giảm các nơi nộp hồ sơ của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Xem nhiều nhất

Bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thông suốt, không gián đoạn

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Tại phường Nam Hà (thành phố Hà Tĩnh), những ngày này, không khí làm việc tại bộ phận một cửa diễn ra hết sức khẩn trương. Từ việc tiếp nhận hồ sơ xử lý thủ tục hành chính đến rà soát thông tin dân cư..., mọi công đoạn đều được triển khai đồng bộ, không để xảy ra gián đoạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.Công dân làm thủ tục tại Bộ phận một cửa phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh Bà Nguyễn Thị Hương ở thị trấn Hương Khê chia sẻ: “Không khí làm việc của các cán bộ ở bộ phận một cửa của các cơ quan phường, xã làm việc rất tích cực, thái độ nghiêm túc, nhiệt tình. Đón tiếp người dân chu đáo. Một số cán bộ còn động viên người dân chúng tôi không có gì phải lo lắng, dù thực hiện sáp nhập nhưng mọi thủ tục hành chính đều được thực hiện bình thường. Thấy vậy, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm.” Ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Công chức Tư pháp – Hộ tịch (UBND phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh) cho biết thêm: “Chúng tôi rất nghiêm túc thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ cho người dân đến những giờ phút cuối cùng. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân yên tâm, không có gì thay đổi trong thủ tục hành chính mà tất cả đều đảm bảo cho bà con trong thời gian tới.”Tại huyện Cẩm Xuyên, trung bình mỗi ngày, bộ phận một cửa của Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện tiếp nhận và xử lý hơn 500 lượt hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Dù khối lượng công việc khá lớn, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hoàn tất các phần việc cho công tác sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện, đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại đây vẫn luôn giữ tinh thần trách nhiệm, làm việc với cường độ cao, không để tồn đọng hồ sơ, bảo đảm tiến độ và chất lượng phục vụ người dân. Công dân làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Cẩm Xuyên.Ông Chu Xuân Bằng - Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Thực hiện chủ trương về việc tinh giảm, sắp xếp các đơn vị chính quyền hai cấp, huyện Cẩm Xuyên đã chỉ đạo trung tâm hành chính công huyện phát huy hết công suất, đến ngày 30/6, cố gắng giải quyết hết 100% hồ sơ đã tiếp nhận. Đồng thời, chỉ đạo các phòng chuyên môn khoanh vùng những hồ sơ đủ thời gian để giải quyết, một số hồ sơ không đủ quỹ thời gian theo quy trình để giải quyết thì đóng gói và trả về cấp xã mới để tiếp tục thực hiện, đảm bảo các quyền lợi cho người dân.”Mặc dù đang trong giai đoạn nước rút của quá trình sáp nhập, các địa phương vẫn thể hiện tinh thần chủ động, linh hoạt và trách nhiệm trong từng phần việc. Điều này không chỉ tránh làm gián đoạn, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính mà còn khẳng định vai trò, năng lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.