Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"- Ảnh 1.

Việc chính thức đặt kinh tế tư nhân vào vị trí "trụ cột" sẽ tạo ra không gian phát triển lớn hơn cho khu vực này, đồng thời khơi thông các nguồn lực trong xã hội.

Không chỉ là dịp quán triệt hai nghị quyết quan trọng về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân, Hội nghị còn là nơi hội tụ những tư duy chiến lược, tinh thần cải cách và khát vọng phát triển được thể hiện rõ nét trong các phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tổng Bí thư đã không chỉ quán triệt nội dung các nghị quyết, mà còn dẫn dắt tư duy phát triển bằng một tầm nhìn chiến lược mang tính hệ thống. Bằng việc đặt hai Nghị quyết 66 và 68 trong mối liên hệ hữu cơ với hai Nghị quyết trước đó – số 57 về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; số 59 về hội nhập quốc tế – Tổng Bí thư đã hình thành một chỉnh thể tư tưởng mà ông gọi là "bộ tứ trụ cột". Đó là nền tảng tư duy cho một mô hình phát triển mới của Việt Nam trong bối cảnh chuyển động nhanh, rộng và sâu của thời đại.

Điều đáng chú ý là, tư duy phát triển trong bài phát biểu của Tổng Bí thư mang nhiều điểm đột phá. Trước hết là sự thay đổi căn bản về cách tiếp cận thể chế: từ mô hình quản lý hành chính truyền thống sang mô hình Nhà nước pháp quyền kiến tạo và phục vụ. Trong đó, pháp luật không chỉ để kiểm soát mà còn là công cụ kích thích phát triển, khuyến khích sáng tạo và bảo vệ quyền tự do kinh doanh.

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"- Ảnh 2.

Trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cam kết cải cách thể chế để khơi thông động lực cho kinh tế tư nhân được thể hiện mạnh mẽ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Một đột phá khác là sự khẳng định vai trò trung tâm của khu vực kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đây không còn là sự khẳng định mang tính khuyến khích mà là một lựa chọn chiến lược – thể hiện tư duy phát triển nhất quán, minh bạch và hiện đại. Việc chính thức đặt kinh tế tư nhân vào vị trí "trụ cột" sẽ tạo ra không gian phát triển lớn hơn cho khu vực này, đồng thời khơi thông các nguồn lực trong xã hội.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh vai trò của hội nhập quốc tế một cách chủ động, toàn diện và thực chất. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, hội nhập không còn là lựa chọn, mà là điều kiện bắt buộc để nâng cao nội lực và sức cạnh tranh quốc gia. Việt Nam chỉ có thể vươn tầm nếu đồng thời nâng cao năng suất nội tại và gia nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"- Ảnh 3.

Hội nghị toàn quốc ngày 18/5/2025 không chỉ là một sự kiện chính trị thông thường mà là bước chuyển trong nhận thức, tư duy và hành động - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sự đồng thuận cao giữa Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng là một điểm sáng của Hội nghị. Trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cam kết cải cách thể chế để khơi thông động lực cho kinh tế tư nhân được thể hiện mạnh mẽ. Còn trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, quyết tâm nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, thiết lập một hệ thống pháp luật minh bạch, ổn định và khả thi được đặt lên hàng đầu. Những phát biểu đó, cùng với tầm nhìn của Tổng Bí thư, tạo nên một "chuyển động đồng pha" mạnh mẽ trong hệ thống chính trị – nền tảng quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lớn lao.

Mặc dù chỉ có hai Nghị quyết 66 và 68 được quán triệt chính thức, nhưng khi được soi chiếu qua lăng kính của Tổng Bí thư, bức tranh chiến lược trở nên toàn diện hơn. "Bộ tứ trụ cột" – gồm thể chế pháp lý, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế khu vực tư nhân – chính là khung lý luận và hành động cho mô hình phát triển tích hợp của Việt Nam hiện đại. Đó là mô hình: Thể chế pháp quyền tạo điều kiện; Đổi mới sáng tạo dẫn dắt; Kinh tế tư nhân thúc đẩy thực thi; và hội nhập quốc tế mở rộng không gian phát triển.

Hội nghị toàn quốc ngày 18/5/2025, vì thế, không chỉ là một sự kiện chính trị thông thường mà là bước chuyển trong nhận thức, tư duy và hành động. Đây là lời hiệu triệu cho một giai đoạn phát triển mới, dựa trên trí tuệ, đổi mới và khát vọng. Bài phát biểu của Tổng Bí thư không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, mà còn truyền cảm hứng, tạo dựng niềm tin và mở ra những chân trời mới cho tương lai đất nước.

Khi tư duy chiến lược được lan tỏa, khi thể chế được cải cách toàn diện, khi nguồn lực được khai thông và khi cả hệ thống cùng chuyển động theo một mục tiêu chung – đó chính là lúc Việt Nam có thể vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

 

Xem nhiều nhất

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tin trong nước 1 ngày trước

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị Ảnh: VGP/Thu SaCùng tham gia đoàn có ông Nguyễn Long Hải, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Quảng Trị; ông Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các ban ngành tỉnh Quảng Trị.Thành cổ Quảng Trị, tháng 7/2025 - Ảnh: VGP/Thu SaThành Cổ Quảng Trị được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt, nơi được cả thế giới biết đến với cuộc chiến 81 ngày đêm đầy hào hùng của dân tộc trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1972. Suốt 81 ngày đêm lịch sử ấy, nơi đây trở thành chiến trường đẫm máu, từng viên gạch, từng tấc đất đều có phần máu thịt của những người lính. Thành cổ Quảng Trị được xem là "nghĩa trang không nấm mồ" cho tất cả những người lính đã hy sinh xương máu của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đến Thành cổ Quảng Trị; dâng hoa, thắp những nén hương thành kính tri ân các anh hùng liệt sĩ - Ảnh: VGP/Thu SaTại đây, Phó Thủ tướng và đoàn công tác kính cẩn dâng vòng hoa, dâng lễ và thắp những nén hương thành kính tri ân những người lính đã ra đi, hiến dâng tuổi thanh xuân và sinh mệnh để có được những ngày tháng hoà bình của cả dân tộc.Phó Thủ tướng dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaTiếp sau đó, trong không khí trang nghiêm và xúc động tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã dành phút mặc niệm, dâng hương, dâng hoa thể hiện lòng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.Phó Thủ tướng dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ đường gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaNằm trên vùng đồi tĩnh lặng, nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 là nơi yên nghỉ của 10.800 anh hùng liệt sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và trên đất Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Phó Thủ tướng thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sĩ đường gia Đường 9 - Ảnh: VGP/Thu SaĐược xây dựng từ tháng 2/1975 và hoàn thành tháng 4/1977, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn quy tập gần 10.500 phần mộ các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn (còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh).Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác tưởng nhớ, thắp những nén hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn Ảnh: VGP/Thu SaThu Sa